Ông Dương và bà Linh sinh được người con là anh Hải (Giấy chứng sinh và Giấy khai sinh của Hải đều ghi nhận ông Dương là cha của Hải), anh Hải hiện nay 16 tuổi. Tuy nhiên khi lấy mẫu giám định ADN cho anh Hải thì kết quả giám định ADN ghi nhận Hải không có quan hệ huyết thống cha - con với ông Dương mà có quan hệ huyết thống cha – con với ông Trung (quốc tịch Ba Lan). Vì vậy, ông Trung muốn được tư vấn về thủ tục làm lại giấy khai sinh cho cháu Hải trong đó ghi nhận ông Trung là cha ruột cháu Hải.

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân gia đình và quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, với trường hợp nêu trên sẽ không thực hiện theo thủ tục hành chính làm lại Giấy khai sinh thông thường mà việc xác định cha cho con cần tiến hành thông qua thủ tục khởi kiện tại toà án. Sau khi Quyết định/Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã/phường để đăng ký thay đổi thông tin khai sinh người cha cho con theo Quyết định/Bản án có hiệu lực của Tòa án và cấp trích lục khai sinh.

Bạn đọc tham khảo thêm tại: Tranh chấp xác định con cho cha và yêu cầu làm lại giấy khai sinh cho con 

  • Thủ tục khởi kiện dân sự có yếu tố nước ngoài: Yêu cầu Tòa án xác định cha cho con

Thủ tục chung

Cơ sở pháp lý

Trình tự, thủ tục chi tiết

Thủ tục yêu cầu Tòa án xác định cha cho con

LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này. Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 128. Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

2. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.

THÔNG TƯ SỐ 04/2020/TT-BTP

Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015.

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 Căn cứ Điều 101 Luật HN-GĐ về thẩm quyền giải quyết viêc xác định cha, mẹ,con theo đó thực hiện thủ tục khởi kiện mà không phải thực hiện thủ tục giải quyết việc dân sự (Thực hiện sai thủ tục sẽ bị đình chỉ giải quyết)

=> Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú (trừ trường hợp các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về lựa chọn tòa án)

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện giải quyết tại TAND cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

  • Hồ sơ khởi kiện gồm:

+ Đơn khởi kiện (về việc xác định cha cho con);

+ Giấy khai sinh của anh Hải (bản sao có chứng thực);

+ Kết quả ADN;

+ CMND/CCCD, giấy tờ tùy thân của ông Trung (bản sao có chứng thực)

+ CCCD của người con (anh Hải)/Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn (có xác nhận của Công an xã/phường hoặc UBND xã/phường).

Bước 2: Toà án tiến hành thụ lý và xử lý đơn khởi kiện

Bước 3: Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải

Các bên hoà giải thành => toà án ra Quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên.

Bước 4: Trường hợp không hòa giải thành mở phiên tòa xét  xử

Bước 5: sau khi có Quyết định/Bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND nơi đã đăng ký hộ tịch để ghi vào Sổ hộ tịch theo khoản 1 Điều 30 Luật Hộ tịch 2014

 

Thủ tục đăng ký thay đổi thông tin khai sinh

 

Luật Hộ tịch năm 2014:

Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

b) Xác định cha, mẹ, con;

Điều 30. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Điều 31. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điều 30 của Luật này, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải có trách nhiệm gửi Bản án/ Quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh cho cháu Hải để ghi vào sổ hộ tịch.
  • Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Tòa án kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch (Khai sinh) là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer