Chào Luật sư, hôm qua, trong lúc đi dạo buổi tối thì tôi vô tình phát hiện ra một bé gái gần 1 tuổi bị bỏ ngay trước cổng nhà mình. Tôi thấy cháu rất có duyên với mình nên muốn được nhận cháu làm con nuôi. Vậy trường hợp của tôi phải làm như thế nào? Mong Luật sư tháo gỡ vướng mắc giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Ngày nay, qua các kênh thông tin đại chúng, có thể thấy tình trạng trẻ em bị bỏ rơi xảy ra khá nhiều, không chỉ ở những khu vực nông thôn hẻo lánh mà ngay cả những thành phố lớn. Tình trạng này xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đứa trẻ mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của một bộ phận không nhỏ người dân trong xã hội.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khi phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi sẽ được xử lý như sau:

“1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch…”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi, bạn có trách nhiệm phải thông báo với UBND/ Công an xã để tiến hành tìm kiếm, xác minh các thông tin và thân nhân đứa trẻ. Nếu hết thời hạn niêm yết nêu trên mà không có thông tin về cha mẹ của trẻ, thì bạn có thể đến UBND xã làm thủ tục nhận trẻ làm con nuôi. Đồng thời để nhận trẻ làm con nuôi, bạn cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Có tư cách đạo đức tốt.

- Không thuộc các trường hợp cấm nhận con nuôi.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer