Thông thường thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp tiến độ, hoặc do đặc thù của công việc, doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ.

  1. Những điều cần biết về làm thêm giờ?

Tham khảo tại https://saovietlaw.com/luat-lao-dong-1/nhung-dieu-can-biet-ve-lam-them-gio/

  1. Mức phạt khi công ty ép nhân viên làm thêm giờ

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ - CP vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.”

Theo đó: Đối với cá nhân vi phạm: Mức phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng

               Đối với tổ chức vi phạm: Mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, như vậy mức phạt dao động từ 40 – 50 triệu đồng

Vì vậy, khi người lao động bị công ty ép làm thêm giờ mà không thuộc các trường hợp đặc biệt không được từ chối như thực hiện lệnh động viên, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm…thì người lao động có thể gửi đơn lên ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -   

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"  

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội 

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer