Gia đình tôi có một miếng đất do bố tôi để lại nhưng không có di chúc phân chia lô đất đó thuộc về ai trong số con cái trong nhà. Vừa qua gia đình có tìm thấy một đoạn ghi âm trong máy điện thoại mà bố tôi khi còn sống dùng. Trong đó ông có nói để lại miếng đất cho em út tôi, trường hợp này thì đoạn ghi âm đó có được coi là di chúc của bố tôi hay không?

Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Di chúc, căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

Trong trường hợp của bạn, bố bạn đã mất nhưng không để lại di chúc cho các con, tài sản để lại có một thửa đất hiện tại chưa phân chia rõ thuộc sở hữu của ai trong số anh em bạn. Và vấn đề ở đây là gia đình thắc mắc về đoạn ghi âm tìm thấy, trong đoạn ghi âm có bố bạn có nhắc tới sẽ chia thửa đất cho người em út của bạn. Theo quy định của pháp luật về một bản di chúc hợp pháp tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Bên cạnh đó về quy định hình thức của một bản di chúc hợp pháp, tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 có nêu rõ như sau:

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Từ những quy định trên có thể thấy di chúc có thể được xác lập dưới 2 hình thức bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa thể kết luận đoạn ghi âm mà gia đình tìm thấy như đã nêu có được coi là một bản di chúc hay không bởi vì theo quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015: Di chúc được xác lập bằng miệng, trong trường hợp người lập di chúc bằng miệng bị đe dọa đến tính mạng thì có thể được lập di chúc bằng miệng tuy nhiên đối với loại di chúc này thì bắt buộc phải có người làm chứng và có thể ghi âm ghi hình hoặc trực tiếp viết ra bằng văn bản để tránh những trường hợp tranh chấp về sau. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. 

Do đó tại trường hợp của gia đình bạn, nếu đoạn ghi âm mà gia đình tìm thấy có người làm chứng việc đó, người làm chứng đó đủ năng lực hành vi dân sự và các điều kiện khác theo pháp luật mà đủ điều kiện làm chứng thì đoạn ghi âm đó có thể coi như một bản di chúc của bố bạn. Tuy nhiên nếu trường hợp đoạn băng ghi âm không có ai làm chứng tức là không chứng minh được tinh thần của bố bạn lúc ghi âm có đủ minh mẫn, có ai ép buộc hay không hay những vấn đề liên quan khác thì bản ghi âm đó không có giá trị pháp lý và không được coi là một bản di chúc.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer