Câu hỏi:
 Mẹ tôi mới mất từ đầu năm 2014 và không để lại di chúc. Gia đình còn lại 3 chị em, có một chị cả đang sinh sống tại Đức. Ba chị em đã bàn bạc thống nhất bán căn nhà mẹ tôi qua đời để lại. Cho tôi hỏi khi chị tôi về nước để nhận phần di sản này có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Nếu có thì phải đóng bao nhiêu phần trăm trên tổng số tiền được nhận, và có phải làm thủ tục gì để được nhận không? Tôi xin cảm ơn!

 


 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Phòng tranh tụng dân sự công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:

Căn cứ:

- Điểm a, khoản 1, điều 650 bộ luật dân sự 2015:

 Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

- Điểm a, khoản 1, điều 651 bộ luật dân sự 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Khoản 4, điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

 

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau


Điểm b.1.1.2 khoản 1, điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC:
 

b.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.


- Khoản 4, điều 17, thông tư 92/2015/TT-BTC:

4. Cách tính thuế

a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

 

b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thỏa thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của tòa án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.”
 

Cụ thể trong trường hợp của bạn:
 

Do mẹ bạn mất không để lại di chúc nên căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 650 Bộ luật dân sự, ba chị em sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo điểm a, khoản 1 điều 651, ba chị em sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Để nhận được phần di sản này, ba chị em phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản đối với căn nhà do mẹ để lại.
 
Trường hợp ba chị em nhận di sản thừa kế là căn nhà (ba chị em cùng đứng tên căn nhà) thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo khoản 4, điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012.
 
Tuy nhiên, theo yêu thỏa thuận của ba chị em là căn nhà này sẽ được bán đi để chia lại cho người chị của bạn ở Đức. Do đó, về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của chị gái bạn, khi chuyển nhượng căn nhà này, có hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
 
1. Nếu chị gái bạn chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam thì chị gái bạn sẽ được miễn thuế, căn cứ theo điểm b.1.1.2 khoản 1, điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC.
 
2. Nếu chị gái bạn đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam thì căn cứ theo điểm b khoản 4 điều 17 thông tư 92/2015/TT-BTC, trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỉ lệ sở hữu bất động sản.

Do đó, chị gái bạn sẽ chịu thuế theo tỉ lệ sở hữu căn nhà. Cụ thể mức thuế suất chị gái bạn phải chịu là 1/3 của 2% giá trị chuyển nhượng căn nhà (2% giá trị chuyển nhượng là mức thuế suất áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản theo Khoản 12, điều 2 nghị định 12/2015/NĐ-CP).
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer