Ngày 15/05/2015, anh trai tôi mất, để lại vợ và hai con (một trai 4 tuổi, một gái 5 tuổi). Trước khi qua đời, anh trai tôi có để lại di chúc cho các con được thừa kế nhà đất của anh tôi có được trước khi kết hôn và 100 triệu đang cho vay lãi 2%/tháng và lập giấy uỷ quyền cho tôi (là em trai ruột) được quản lý nhà đất và số tiền cho đến khi các cháu tròn 18 tuổi thì giao lại cho các cháu. Nay vợ của anh trai tôi đang làm thợ may có đề nghị với tôi do đời sống khó khăn muốn lấy khoản tiền cho vay 100 triệu để sửa sang nhà cửa và tiền nuôi các cháu ăn học. Vậy, luật sư cho tôi biết: tôi phải làm gì cho hợp tình hợp lý và đúng pháp luật?

Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi, Luật sư Sao Việt tư vấn bạn như sau:

Căn cứ khoản 1, Điều 616 Luật dân sự 2015 quy định: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra”. Như vậy, trước khi anh trai bạn qua đời năm 2015 đã lập di chúc để lại nhà đất của riêng anh trai bạn (có trước khi kết hôn) và khoản tiền 100 triệu đồng cho các con và chỉ định bạn là người quản lý di sản cho đến khi các cháu trưởng thành anh sẽ giao lại cho các cháu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế.

Căn cứ khoản 1 điều 617 và khoản 1 điều 618 về nghĩa vụ và quyền của người quản lý di sản thì quyền lợi của người quản lý di sản là:

“a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản”.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản là:

“a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế”.

Do đó, việc định đoạt khoản tiền 100 triệu đồng trong khối di sản do anh của bạn để lại có thể được thực hiện vì lợi ích chính đáng của các con anh bạn, cụ thể như để duy trì cuộc sống, chi phí ăn, học cho các cháu với điều kiện phải có sự thoả thuận và đồng ý bằng văn bản với người thừa kế (ở đây là hai cháu) nhưng các cháu là vị thành niên nên do mẹ các cháu là đại diện đương nhiên theo pháp luật. Song pháp luật không chỉ trao cho anh nghĩa vụ bảo quản di sản trên mà còn trao cho anh quyền đại diện cho các cháu khi giao dịch với người khác về di sản đó. Cho nên có thể vì nhu cầu cấp thiết nếu phải định đoạt khoản tiền 100 triệu đồng kia thì anh phải cân nhắc kỹ lưỡng, đặt lợi ích của các cháu lên trên hết.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896

E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer