Trong thời gian Hà Nội tiếp tục thực hiện chỉ thị 17 về việc giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa triệt để khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, thì đâu đó vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức, chủ quan trước tình hình dịch bệnh mà bất chấp các quy định về phòng chống dịch. Điển hình nhất là vụ việc mua bán giấy đi đường nhằm thông chốt kiểm dịch của ba thanh niên (trú tại quận Hoàng Mai – Hà Nội).

Ảnh minh họa: Internet

Theo báo VTV đưa tin, ngày 6/8 lực lượng chức năng phường Hạ Đình – Thanh Xuân - Hà Nội đã phát hiện 3 thanh niên sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn, theo khai nhận, ba thanh niên này đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng ở một tiệm cầm đồ trên đường Láng, quận Đống Đa. Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, làm rõ. Vậy theo quy định pháp luật, cá nhân thực hiện hành vi mua bán giấy đi đường có thể bị xử lý như thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ mà cá nhân thực hiện hành vi mua bán giấy đi đường có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015.

  • Trách nhiệm hành chính:

Về phía người mua, doanh nghiệp cung cấp giấy đi đường không đúng đối tượng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Trách nhiệm hình sự:

Bên cạnh đó sau khi công an điều tra, làm rõ vụ việc, nếu có dấu hiệu tội phạm, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua bán giấy đi đường còn có thể bị truy cứu TNHS về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer