Tôi đọc trên báo thấy có một số trường hợp thiếu ý thức trong phòng chống dịch, trốn cách ly y tế. Vậy những cá nhân đó sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007: cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Trong đại dịch Covid 19, việc cách ly y tế được phân thành 02 nhóm bao gồm:

- Cách ly tập trung: thường áp dụng với những người có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 (F0) như nói chuyện, bắt tay, ăn uống cùng, đi cùng chuyến xe, ở chung phòng làm việc, ở chung nhà, trò chuyện với nhau, tiếp xúc trực tiếp, gần gũi... (được gọi là F1)

- Cách ly tại nhà: áp dụng cho người tiếp xúc gần với ( F1): được xác định là F2; tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...

Trong trường hợp cá nhân không tuân thủ quy định về cách ly y tế, trốn khỏi nơi cách ly, tùy theo tính chất, mức độ, cá nhân đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS.

Trách nhiệm hành chính:

Cá nhân trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y trong phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền từ 5 triệu – 20 triệu đồng (quy định tại Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Trách nhiệm hình sự:

Bên cạnh đó, cá nhân có hành vi trốn khỏi nơi cách ly nếu làm lây lan dịch bệnh hoặc gây thiệt hại còn có thể bị truy cứu TNHS. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Truy cứu TNHS về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 ( Điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020) nếu có hành vi sau:

-Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch

-Lây truyền dịch bệnh cho người khác 

Hình phạt : phạt tù tối đa 12 năm, có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Trường hợp 2: Truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự 2015 (Điểm 1.2 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020) nếu có hành vi sau:

- Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly

- Gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh

Hình phạt: phạt tù tối đa 12 năm, có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer