Lê Thị Thu: Chào luật sư, gần đây tôi và chồng tôi có gom góp tiền để mua lại một khu đất thuộc địa bàn xã X, huyện Y, tỉnh Z nhưng do không tìm hiểu kỹ càng nên không biết đối tượng bán nhà cho chúng tôi là một kẻ lừa đảo, theo đó ngoài bán cho chúng tôi khu đất này, đối tượng này còn bán cho rất nhiều người khác. Hiện tại thì chúng tôi mất tiền mà đất cũng không có. Xin hỏi, bây giờ tôi cần phải làm gì? Kính mong luật sư tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Nguồn ảnh: Internet.
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Bất động sản là tài sản có giá trị lớn, việc mua bán loại tài sản này trên thực tế cần phải tìm hiểu nhiều thông tin liên quan về vị trí địa lí, xác định tình trạng đất đai cũng như là chủ sở hữu của mảnh đất, đất có thuộc diện quy hoạch hay có tranh chấp hay không? Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn tránh được nhưng rủi ro không đáng có phát sinh về sau.
Đánh đòn tâm lí vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người, nhiều trường hợp bà con bị lừa mà không biết, để rồi dồn vốn mua một dự án ma với những lời hứa hẹn hết sức hấp dẫn và thực tế lại tiền mất tật mang. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số mánh khóe và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo thường hay sử dụng để lừa đảo những người dân nhẹ, cả tin.
- Một ngôi nhà/mảnh đất/dự án nhưng bán cho nhiều người: Để thu hút khách hàng, các công ty lừa đảo cho người đi rao bán nhà đất với giá rẻ kèm theo giấy tờ nhà đất rất rõ ràng và “đáng tin. Sau khi tiếp cận được đối tượng thì chúng sẽ yêu cầu đặt cọc tiền với tờ cam kết viết bằng tay không có công chứng. Cùng với cách thức này, chúng sẽ tiếp cận nhiều người, sau khi thu được tiền sẽ trốn thoát.
- Sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo: những kẻ lừa đảo sẽ đóng vai người mua nhà cần xem sổ, lấy thông tin sổ để xác thực và lợi dụng thông tin này để làm sổ và hồ sơ giả, trường hợp gặp lại nếu bạn không cảnh giác chúng sẽ đánh tráo. Hoặc kẻ lừa đảo sẽ đóng vai người bán nhà đất, chúng làm ra nhiều bộ hồ sơ và giấy tờ giả sau đó bán cho nhiều người.
- Lừa đảo dưới hình thức vi bằng: những kẻ này thường sẽ bán cho bạn đất phân lô trái phép, không rõ nguồn gốc hay giấy tờ pháp lý, hợp đồng mua bán không cần công chứng mà vẫn yên tâm thực hiện vì có thể sử dụng vi bằng do cơ quan thừa phát lại cấp.
- Đóng vai người mua lại để đẩy giá: Trường hợp người mua hàng đang phân vân xem có nên đầu tư vào dự án này không thì những kẻ lừa đảo này sẽ cho quân về tận nơi đó để hỏi mua đất với giá cao hơn giá thị trường đồng thời muốn cọc tiền để tạo ra sự tin tưởng. Tiếp đó, vì tham lam, người mua có thể không chần chừ nữa vì muốn bán lại với giá cao nên chồng tiền mua ngay, và cuối cùng thì không bán lại được cho ai cả.
Vậy thì, trong những trường hợp người dân thực sự cần đến giao dịch mua bán nhà đất, cần phải chú ý những điều sau:
- Cần kiểm tra đầy đủ thông tin về tài sản muốn mua như chủ sở hữu, vị trí, đất có đang bị tranh chấp không, có thuộc diện quy hoạch hay thu hồi, các vấn đề khác xác định tình trạng của tài sản tại trụ sở chính quyền địa phương hoặc trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
- Hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng, chứng thực rõ ràng.
- Không nên cho người lạ xem sổ chính, sổ gốc.
- Không tiến hành mua bán khi chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng: Để tránh rủi ro về sau, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan trước khi tiến hành giao dịch và ký hợp đồng chính thức. Điều này giúp hạn chế rủi ro cũng như tránh phát sinh tranh chấp trong quá trình chuyện giao tài sản. Trường hợp có hợp đồng ủy quyền, bạn cũng cần phải làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định tính hợp pháp của những loại giấy tờ, hợp đồng này.
Nếu phát hiện mình đã bị lừa, cần phải làm gì?
Hãy bỏ qua tâm lí tiếc tiền và đâm lao phải theo lao đi, nếu bạn biết dừng lại đúng lúc thì hậu quả phải gánh chịu sẽ giảm đi rất đáng kể cũng như sẽ giảm thiểu tối đa những nạn nhân khác cũng mắc bẫy tương tự.
- Thỏa thuận: Trường hợp bạn phát hiện mình bị lừa và chủ động liên lạc được với những đối tượng trên để đàm phán, yêu cầu pháp luật can thiệp mà bên kia đồng ý đàm phán thỏa thuận thì tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, cách giải quyết này không hiệu quả và khả thi.
- Làm đơn ngăn chặn: Bạn cần viết một tờ đơn ngăn chặn hành vi mua bán nhà đất và gửi đến các cơ quan chính quyền có liên quan như sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký đất đai, UBND các cấp kèm theo thông tin, bằng chứng cụ thể.
- Khởi kiện, tố cáo: Trong trường hợp không thể cứu vãn đươc nữa, bạn nên phản ánh trực tiếp sự việc đến cơ quan điều tra. Bạn có thể viết một lá đơn tố cáo và gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết, kèm theo giấy tờ và tài liệu có liên quan. Đây là cách khả thi và có hiệu quả nhất, có thể đảm bảo quyền lợi cho chính bạn đồng thời hạn chế tối đa những trường hợp, những nạn nhân khác sẽ xuất hiện trong tương lai.
Như vậy, trong trường hợp đã phát hiện được thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng nói trên, bạn nên làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến cơ quan chức năng hoặc làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án nhân dân để được giải quyết kịp thời.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com