Dân Sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30/11/2022, theo đó Người yêu cầu đăng ký tiến hành nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Vừa qua, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023 vào ngày 27/11/2023 và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Trong đó quy định về việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại Điều 183, Điều 184 Luật nhà ở 2023.

Từ năm 2018 tôi có mở một tài khoản ngân hàng mang tên mình và gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng đến nay. Gần đây em chồng có gọi điện vay tiền tôi để làm ăn kinh doanh. Tôi định rút tiền từ tài khoản ngân hàng của tôi cho em chồng vay. Nhưng tôi phân vân không biết có nên nói cho chồng biết chuyện này không vì ngày trước hai anh em có xảy ra xích mích, không nói chuyện với nhau đã lâu. Vậy tôi có buộc phải cho chồng biết và có sự đồng ý từ chồng không?

Chào Luật sư, em có việc cần được tư vấn. Em có nhặt được một số tiền khoảng 50 triệu đồng, do không biết ai đánh rơi nên em có đem đến trụ sở công an xã gần đó giao cho công an để tìm kiếm người bị đánh mất trả lại. Một cán bộ công an có nói với em là sau 01 tháng nếu không tìm được người bị mất thì số tiền này sẽ được sung vào công quỹ nhà nước. Em có thắc mắc vì sao sau 01 tháng không tìm được người mất lại sung vào công quỹ thì người cán bộ này không giải thích.

Luật sư ơi cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi đã đặt cọc 200 triệu để mua đất của một người chú họ ở quê, chúng tôi đã ký hợp đồng đặt cọc và làm giấy giao nhận tiền đầy đủ, có 2 người khác là hàng xóm ở đấy làm chứng Tuy nhiên sau đó có người trả giá cao hơn nên chú đó đã bán đất cho người khác mà không báo cho

Bố tôi được ông bà nội cho một mảnh đất với điều kiện là chỉ để ở chứ không được bán vì đây là đất hương hỏa từ thời các cụ để lại. Điều kiện này được ghi trong giấy tờ chuyển nhượng đất. Hiện nay, bố tôi cũng đã làm xong thủ tục sang tên, sổ đỏ đứng tên bố tôi. Sắp tới anh trai tôi đi xuất khẩu lao động nước ngoài nên bố tôi muốn thế chấp mảnh đất để lấy tiền lo công việc cho anh thì có được không? Liệu ông bà nội tôi có vì thế mà đòi lại mảnh đất đã cho bố tôi không?

Tôi cho người quen vay 600 triệu từ năm 2018, có viết giấy vay đầy đủ nhưng trong giấy vay không quy định thời gian trả nợ và không có lãi suất. Tuy nhiên hai bên thỏa thuận miệng sẽ tính lãi theo lãi ngân hàng. Bên vay cũng trả lãi đầy đủ trong 2 năm đầu theo lãi suất ngân hàng là 16, 17%/năm. Nhưng từ 2021 đến nay, bên vay đều không trả đúng hạn. Tôi yêu cầu trả lãi theo lãi suất ngân hàng từng năm, nhưng bên vay chỉ muốn trả theo mức lãi cố định năm đầu tiên, sau đó còn không thèm trả.

Chào Luật sư, có người hỏi vay tiền của tôi với số tiền lớn (2 tỷ đồng) nhưng theo tôi tìm hiều thì người này ngoài nhà đất đang ở thì không có bất kỳ tài sản nào khác. Giờ tôi muốn cho họ vay nhưng với điều kiện phải thế chấp quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Gia đình tôi có một căn nhà 3 tầng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của căn nhà này đứng tên một mình mẹ tôi. Cuối năm 2019, do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình tôi đã cho Công ty X thuê lại toàn bộ căn nhà để làm trụ sở công ty. Vì mẹ tôi đã lớn tuổi và già yếu nên trước khi làm hợp đồng thuê nhà, tôi đã yêu cầu bên công chứng lập thêm một hợp đồng ủy quyền với thời hạn 5 năm

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer