Ông Lương Đình Của là trưởng thôn hỏi: Ở xóm tôi có gia đình ông Nguyễn Văn Bốc có ba người con là Nguyễn Văn Phét, Nguyễn Văn Khoác, Nguyễn Văn Lác. Khi ông Bốc mất có để lại di chúc cho ba người con, nhưng do nội dung của di chúc không rõ khiến mỗi người hiểu một cách khác nhau không ai chịu nghe ai. Do vậy gia đình luôn xảy ra đánh chửi cãi nhau. Xin hỏi trường hợp này giải quyết thế nào?
Khi còn sống mẹ của vợ tôi rất quý tôi coi tôi như con đẻ. Nay bà chết đi, không để lại di chúc. Vậy xin hỏi con rể đó có được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ vợ hay không?
Bố mẹ tôi mất năm 1990, để lại một di sản là mảnh đất 600 m2 cùng một căn nhà ngói 3 gian, diện tích 70 m2 và rất nhiều hoa màu. Mảnh đất và căn nhà đó do anh cả chúng tôi chăm nom, quản lý từ đó đến nay năm 2013. Tôi và chị tôi đi lấy chồng, ở nhà chồng được 23 năm tới giờ. Nay tôi và chị tôi có quyền được chia di sản thừa kế đó theo pháp luật không ? ( bố mẹ tôi mất không để lại di chúc).
Bà Năm chỉ có một người con duy nhất tên là Nguyễn Bất Lương, năm 2009 Lương bị Toà án kết án về hành vi ngược đãi đối với bà Năm. Đến tháng 9 năm 2009 bà Năm mất hỏi: Nếu bà Năm mất mà không để lại di chúc thì Lương có được quyền hưởng di sản của bà Năm không? Ai và khi nào không được quyền hưởng di sản? Nếu bà Năm trước khi chết vẫn để lại di chúc là cho Lương được hưởng di sản do bà để lại thì Lương có được hưởng phần di sản đó không?
Ông Nguyễn Đức Hùng và bà Trần Thị Tý có 3 người con, anh Hân đang cư trú ở CHLB Đức, anh Vinh và chị Huệ ở trong nước. Năm 2007 ông Hùng viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của vợ chồng ông cho chị Huệ và anh Vinh. Bản di chúc có chữ ký của ông Hùng và chữ ký của 2 người hàng xóm làm chứng nhưng không có chữ ký của bà Tý. Năm 2008, ông Hùng và bà Tý cùng mất trong một tai nạn giao thông,...
Gia đình tôi có 3 người, một người đã định cư ở Úc. Cha mẹ tôi chết để lại một ngôi nhà và đất, di chúc chia đều cho 3 người. Theo pháp luật Việt Nam thì người có Quốc tịch nước ngoài không được sở hữu bất động sản ở Việt Nam. Vậy phải chia như thế nào ?
Vợ chồng tôi con cái đã lớn, do điều kiện làm ăn buôn bán mỗi người một nơi, hơn nữa tính tình không hợp chúng tôi không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến con cái nên đã yêu cầu toà án chia tài sản chung của hai vợ chồng. Sau khi chia tài sản, chúng tôi đều dùng số tài sản đó vào việc đầu tư kinh doanh, buôn bán nhưng không may sau một thời gian chồng tôi lâm bệnh chết, số tài sản và vốn kinh doanh của chồng tôi, gia đình chồng đã chiếm hết.
Ông Trần Đình Bình và bà Nguyễn Thị Cúc có một người con duy nhất là anh Trần Trung Kiên . Năm 2006 anh Kiên vay của anh Tuấn Anh 30 cây vàng để dùng vào việc kinh doanh, nhưng do làm ăn thua lỗ anh Kiên không có khả năng trả nợ. Trong tình hình đó ông Bình và bà Cúc đã lập một di chúc chung có nội dung sau: " Toàn bộ tài sản của vợ chồng tôi đươc dùng vào việc thờ cúng, anh Kiên chỉ là người quản lý khối tài sản đó". Hỏi di chúc trên có được coi là hợp pháp không?
Ông Ân lấy bà Bích và có 5 người con. Sau đó bà Bích qua đời, ông Ân lấy chị Cúc và lại sinh được hai người con. Khi ông Ân chết đi có di chúc để lại cho chị Cúc và 2 người con một ngôi nhà. Năm người con của bà vợ trước tranh chấp ngôi nhà đó với chị Cúc và 2 con của chị với ông Ân. Các người con của bà vợ trước nay trưởng thành cả (không có ai là dưới 18 tuổi). Việc 5 người con đó tranh chấp nhà là có đúng hay không?
Ông Khiêm trước khi chết đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai là anh Tuấn. Ông Khiêm có hai con trai là anh Tuấn và Vinh. Sau khi ông Khiêm chết bản di chúc bị thất lạc. Vì vậy Toà án đã chia thừa kế theo pháp luật. Khi bản án đã có hiệu lực anh Tuấn sửa nhà phát hiện thấy bản di chúc dấu trong tường nhà. Vậy anh Tuấn có quyền yêu cầu Toà án huỷ bản án trên để chia di sản theo di chúc không?