Tôi và một người bạn đã chung vốn để mở một hiệu sách trên thị trấn, tuy nhiên việc làm ăn không mấy tiến triển nên chúng tôi bàn nhau lập thêm một website để bán sách truyện thiếu nhi online, tuy nhiên tôi không rõ trang web của tôi có phải đăng ký hay thông báo với Bộ Công Thương không. Trường hợp tôi không biết nên không đăng ký với Bộ Công Thương thì sẽ bị xử lý thế nào? Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi!
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quảng cáo, kinh doanh, bán hàng, dạy học trên các website ngày càng trở lên phổ biến hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các vấn đề pháp lý khi thiết lập và đưa một website vào hoạt động. Điều đó có thể khiến cho chủ sở hữu website phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt hành chính đến 60 triệu đồng do không đáp ứng điều kiện về thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Sao Việt sẽ điểm lại danh sách các website phải thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương và chế tài xử lý khi chủ website không tuân thủ các quy định về thông báo, đăng ký hoạt động Website.
Thứ nhất, danh sách các website phải đăng ký, thông báo với Bộ Công Thương
1, Những Website phải thông báo với Bộ Công Thương
Căn cứ theo - Khoản 8 điều 3, Điều 27 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
- Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP,
Kết luận: các website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến phải được thông báo với Bộ Công Thương.
+ Trong đó Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
+ Chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
2, Những Website phải đăng ký với Bộ Công Thương
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 46 và Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Kết luận: Việc thiết lập 3 loại hình website sau đây phải được đăng ký với Bộ Công Thương
+ Website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử: những website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó (không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến) ( Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
+ Website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến: Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại. (khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BCT)
Website khuyến mại trực tuyến bao gồm các hình thức sau:
a) Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;
b) Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;
c)Tặng hàng hóa hoặc đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
d) Bán hàng với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp dụng trong một thời gian nhất định hoặc với một số lượng khách hàng nhất định;
e) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật về khuyến mại.
+ Website đấu giá trực tuyến: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó (Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP )
Thứ hai, chế tài xử lý khi không đăng ký, thông báo website với Bộ Công Thương
Hành vi |
Mức phạt |
Căn cứ |
Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng |
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng - Đối với tổ chức: từ 20 – 40 triệu đồng |
Điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được |
|
||
Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định |
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng - Đối với tổ chức: mức phạt tiền gấp đôi mức phạt cá nhân, cụ thể từ 40 triệu – 60 triệu đồng |
Điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP |
|
Hình thức xử phạt bổ sung đối với 2 hành vi này: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm |
- Khoản 5 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP |
|
=>> Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bạn lập thêm một website để bán sách truyện thiếu nhi online – được xem website thương mại điện tử bán hàng thuộc nhóm website phải thông báo với Bộ Công Thương. Trường hợp bạn không biết dẫn đến việc không thông báo việc thiết lập website với Bộ Công Thương thì mức phạt tiền dao động từ 10 – 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 98/2020 nêu trên.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com