Công ty tôi chuyên phân phối các sản phẩm xăng dầu, nhiên liệu động cơ bằng xe bồn. Vì là sản phẩm dễ cháy nổ nên tôi rất thắc mắc không biết việc vận chuyển các sản phẩm này phải đáp ứng các điều kiện gì? Và thủ tục xin giấy phép vận chuyển như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Xăng dầu, nhiên liệu động cơ là một trong những chất dễ cháy nổ nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Vì vậy việc vận chuyển loại hàng hóa này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 66/2014/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2018/TT-BCA, Nghị định 136/2020/NĐ-CP ,Nghị định 42/2020/NĐ-CP, điều kiện vận chuyển, thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ được quy định như sau:

Thứ nhất, điều kiện vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ:

-Đối với phương tiện:

Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;

b) Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;

c) Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;

d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;

đ) Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;

e) Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484: Khí đốt hóa lỏng - Xe bồn vận chuyển - Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;

g) Có đủ trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

h) Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

i) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01) ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;

k) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

-Đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện:

a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

b) Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Thứ hai, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Bước 1, Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm dễ cháy, nổ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng hóa dễ cháy, nổ

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, Bảng kê danh sách phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, hợp đồng mua bán, cung ứng, biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy

(Lưu ý: Nếu vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ bằng đường sắt, đường thủy…bạn đọc xem thêm tại Nghị định 136/2020/NĐ –CP )

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ đến Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

 

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA DỄ CHÁY NỔ CỦA LUẬT SAO VIỆT

Thấu hiểu tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý trong việc kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, Công ty Luật TNHH Sao Việt tự hào đã và đang cung cấp các gói dịch vụ, nhóm giải pháp tối ưu nhất cho hàng trăm cá nhân, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề cả trong và ngoài nước. Khi được ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý thay khách hàng, CHÚNG TÔI sẽ:

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc xin giấy phép vận chuyển hàng hóa;

– Thay mặt khách hàng soạn thảo đơn xin cấp phép, chuẩn bị các loại giấy tờ khác có liên quan, chuyển cho khách hàng tham khảo,

– Thay mặt khách hàng nộp  và theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);

– Nhận Giấy cấp phép vận chuyển chất,hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ và chuyển phát tận nơi cho khách hàng

_ Các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
 
 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer