1. Căn cứ pháp lý:
- Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
2. Điều kiện để lao động nam nhận được trợ cấp
a) Trường hợp con do người vợ sinh ra, người chồng được nhận trợ cấp 01 lần khi:
+ Người vợ không tham gia BHXH bắt buộc.
+ Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
b) Trường hợp nhờ mang thai hộ, chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ được nhận trợ cấp 01 lần khi:
+ Người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện để nhận trợ cấp một lần khi sinh con.
+ Chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
3. Mức hưởng trợ cấp của lao động nam khi vợ sinh con
Theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH 2014: “Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14, từ nay đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.
Trên cơ sở đó:
Nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
Nếu sinh con từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con là 1.60.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.