1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

Nội dung quyền sở hữu gồm 3 quyền năng:

- Quyền chiếm hữu;

- Quyền sử dụng;

- Quyền định đoạt.

Cụ thể:

- Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu:

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

+ Đối với người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: thì được quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

+ Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự: thì thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Đồng thời người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Quyền sử dụng:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể được sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

- Quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

+ Đối với người là chủ sở hữu: có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

+ Đối với người không phải là chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer