Ở Việt Nam, say rượu dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi không phải một trong những căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự, thậm chí đây còn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm trong một vài tội phạm về vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Theo quy định tại Điều 13, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy có trường hợp nào người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức do sử dụng rượu, bia mà không phải chịu trách nhiệm hình sự không? 

Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Theo logic pháp lý thì không phải bất cứ trường hợp nào phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức do sử dụng rượu bia đều phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Trường hợp 1: Việc mất khả năng nhận thức do sử dụng rượu bia không phải do ý chí cá nhân của người thực hiện hành vi

Ở Việt Nam, tư duy lập pháp hiện nay vẫn coi việc sử dụng rượu bia dẫn đến mất khả năng nhận thức là do họ tự đẩy mình vào trường hợp mất/hạn chế năng lực hành vi nên họ có lỗi đối với việc mất/hạn chế khả năng nhận thức của mình đồng thời cũng có lỗi đối với việc thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình mất nhận thức. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng rượu bia không phải có chủ đích của người sử dụng mà do bị ép buộc, đe dọa, cưỡng ép sử dụng, từ đó dẫn đến việc người sử dụng bị mất khả năng nhận thức và gây ra tội phạm thì ở đây người thực hiện hành vi phạm tội là “nạn nhân” và yếu tố “lỗi” trong cấu thành tội phạm sẽ không phù hợp. Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, cố ý phạm tội là phạm tội trong hai trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội là phạm tội trong hai trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, đối với trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội do bị ép buộc sử dụng rượu bia dẫn đến mất khả năng nhận thức thì yếu tố “lỗi” của người thực hiện hành vi không tồn tại và không phù hợp với bất kỳ trường hợp nào nêu trên.

Do đó trong trường hợp này, người thực hiện hành vi không bị coi là phạm tội.

Trường hợp 2: Người thực hiện hành vi phạm tội mắc bệnh say rượu bệnh lý.

Đây không phải là một khái niệm mới nhưng cũng chưa được phổ biến trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Say rượu bệnh lý trạng thái ngộ độc rượu cấp, hiếm gặp, có thể xảy ra ở những người uống lượng rượu không lớn nhưng quá mức chịu đựng của cơ thể. Say rượu bệnh lý phát sinh sau uống rượu và không phụ thuộc nhiều vào số lượng và loại rượu uống,tức là có khi chỉ một lượng nhỏ rượu có nồng độ cồn thấp cũng có thể gây ra say rượu bệnh lý. Khác với say rượu thông thường, say rượu bệnh lý người bệnh lâm ngay vào rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng, không duy trì được sự tiếp xúc với những người xung quanh; thường là rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn khiến người bệnh cảm thấy lo âu, hoảng sợ khủng khiếp; cảm giác bị đe doạ dẫn đến việc hoang tưởng, xuất hiện ảo giác rùng rợn, và người bệnh có thể dễ dàng tấn công người khác. 

Để xác định say rượu bệnh lý hay say rượu thông thường, cần giám định pháp y tâm thần.

Theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015 về Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau

“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, BLHS loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng trong trạng thái mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Say rượu bệnh lý chính là một trong những loại bệnh như vậy. 

Tuy nhiên, quan điểm của nhà làm luật và thực tiễn xét xử tội phạm ở nước ta cho thấy tư duy lập pháp - hành pháp - tư pháp vẫn đặt nặng tư tưởng trong mọi trường hợp người phạm tội do say rượu là do họ có lỗi trong việc đẩy mình vào hoàn cảnh bị mất khả năng nhận thức nên họ cũng có lỗi trong việc gây ra tội phạm. Thực tế xét xử cũng đã xảy ra trường hợp Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng vẫn  truy cứu trách nhiệm hình sự, đây là việc đi ngược với logic thông thường.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer