Có hành vi đua xe trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Được hiểu là hành vi có sự thách đố với nhau (như thách đố ai về đích trước…) giữa những người cùng tham gia trong một cuộc đua xe trong trường hợp không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.
Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ mười triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hoá thì luật không quy định giá trị để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị tinh thần hết sức quý giá không thể định giá cụ thể như những loại tài sản thông thường.
Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của người bị hại gây đau đớn về thể xác (như đánh, đá…) nhằm làm cho người phụ nữ không thể thực hiện được việc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội… Việc dùng vũ lực có thể có hoặc không kèm theo hung khí (như gậy, gộc, dao…).
Điều luật quy định nhiều hành vi khách quan khác nhau như: sản xuất, buôn bán. Vì vậy, khi định tội tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó, mà không định tội hết tất cả các hành vi được liệt kê trong điều luật. Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau đối với nhiều đối tượng phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn.
Có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường bởi vì các công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sau khi được nhập về, sử dụng sẽ gây ra hậu quả về môi trường.
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật;
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.