1. Cơ sở pháp lý

    Bộ luật hình sự năm 2015

2. Nội dung

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của người bị hại gây đau đớn về thể xác (như đánh, đá…) nhằm làm cho người phụ nữ không thể thực hiện được việc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội… Việc dùng vũ lực có thể có hoặc không kèm theo hung khí (như gậy, gộc, dao…).

–  Có hành vi nghiêm trọng khác. Như đe doạ, uy hiếp tinh thần để cưỡng ép người phụ nữ hoặc ngược đãi người phụ nữ, lợi dụng mê tín dị đoan để doạ nạt… nhằm cản trở làm cho người phụ nữ không thể tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học…

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới về hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm cản trở người phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (Thông thường là cha với con gái, chồng với vợ, anh với em gái).

 Về hình phạt

Điều luật quy định tội phạm này chỉ có một khung hình phạt duy nhất với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer