Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định: " Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Tội cướp biển là hành vi tấn công phương tiện hàng hải, người, tải sản trên phương tiện hàng hải, hàng không đang ở biển cả hoặc các vùng biển không thuộc vùng tài phán của quốc gia nào do người từ đủ 16 tuổi trở lên có NLTNHS thực hiện, cố ý xâm phạm vào an toàn hàng hải, hàng không gây nên những thiệt hại hoặc đe dọa gây nên những thiệt hại hoặc đe dọa gây nên những thiệt hại cho xã hội mà theo quy định của pháp luật phải bị truy cứu TNHS.
Tội bắt cóc con tin là hành vi khống chế, nhốt người khác ở một địa điểm nhất định trái pháp luật, đưa ra yêu sách đối với chính quyền nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân do người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý gây nên những thiệt hại hoặc đe dọa gây nên những thiệt hại cho xã hội mà theo quy định của pháp luật phải bị truy cứu TNHS.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, tình trạng cưỡng bức lao động cũng theo đó mà phát triển nhanh hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Vì thế, nhằm bảo vệ người lao động, hướng tới bảo vệ quyền con người, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) đã bổ sung những điều khoản về hành vi cưỡng bức lao động (Điều 297).
Đây là điều luật mới được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nhằm xử lý những hành vi gây nhiễu có hại đến mức gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp. Trước tình hình tội phạm về công nghệ thông tin đang ngày càng gia tăng, việc bổ sung quy định về tội này là điều hết sức cần thiết.
Tội phạm xâm phạm trực tiếp quyền được bảo vệ thông tin riêng về tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức, qua đó xâm phạm lợi ích của cá nhân tổ chức, xâm phạm trật tự an ninh xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng ma tuý, nếu không có người sử dụng chất ma tuý thì không thể có người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Người sử dụng chất ma tuý lại không phải là người bị hại mà ngược lại trong một số trường hợp nếu thoả mãn các dấu hiệu của tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì họ còn là người phạm tội.
Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là chủ thể đặc biệt. Có nghĩa là những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì đều có thể trở thành chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường. Cá nhân phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Đây là điều luật mới được quy định trong BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 để xử lý hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Các hành vi lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích công cụ, thiết bi, phần mềm, như trên có xu thế ngày càng nhiều trong xã hội tạo điều kiện cho tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông xâm phạm đến an ninh, an toàn của các công trình thủy lợi, đê điều, xâm phạm đến các quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; quy định về bảo vệ bờ, bãi sông, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của cá nhân hoặc thiệt hại nghiêm trong về tài sản.