Tạm giam, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 117, 118, 119 BLTTHS 2015 không chỉ có tác dụng trong ngăn ngừa , đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn giảm bớt khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án. Vậy trong những trường hợp nào người bị tạm giam, tạm giữ được trả tự do?
Ảnh minh họa: Internet
Tạm giữ:
+ Có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tạm giam được áp dụng trong trường hợp bị can, bị cáo (Điều 118 BLTTHS 2015)
+Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Tạm giam:
+ Được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp như Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;…(Điều 119 BLTTHS 2015).
+ Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, và có thể được gia hạn không quá 04 tháng tùy theo loại tội phạm.
Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam lần lượt được quy định tại Điều 110, 113 BLTTHS 2015.
Căn cứ trả tự do cho người bị tạm giam, tạm giữ:
Người bị tạm giam, tạm giữ được trả tự do nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của Viện kiểm sát nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết, khi đó, người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. (Khoản 4 Điều 117 BLTTHS 2015)
+ Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ (Khoản 3 Điều 118 BLTTHS 2015)
+ Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (Khoản 7 Điều 173 BLTTHS 2015)
+ Hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam thì người ra quyết định