Thông thường, sau khi ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường gửi thư mời (qua email) để thông báo kết quả trúng tuyển và mời thử việc. Vậy nếu không ký hợp đồng thử việc thì thư mời thử việc này có được coi là văn bản thay thế hợp đồng thử việc hay không? Giá trị pháp lý của gửi thư mời thử việc này như thế nào? Hãy tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây của Luật Sao Việt.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Thư mời thử việc có được coi là một dạng hợp đồng thử việc hay không?

Thông thường, thư mời thử việc cũng đề cập đến các vấn đề tương tự hợp đồng thử việc như vị trí công việc, thỏa thuận tiền lương thử việc, hình thức trả lương, thời gian thử việc.... Tuy nhiên, thư mời thử việc chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người sử dụng lao động (thậm chí là ý chí cá nhân người phụ trách việc tuyển dụng của doanh nghiệp) chứ không thể hiện sự thỏa thuận 2 phía giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong khi đó, tại Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử.

Do đó, thư mời thử việc không được coi là một dạng hợp đồng thử việc. 

Giá trị pháp lý của thư mời thử việc

Như đã phân tích phía trên, thư mời thử việc chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người sử dụng lao động do đó nó không có giá trị pháp lý ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên. 

Nếu người lao động nhận được thư mời thử việc nhưng không chấp thuận đi thử việc thì thư mời thử việc này không có giá trị gì đối với các bên.

Nếu không ký hợp đồng thử việc nhưng sau đó người lao động vẫn đi làm theo thư mời thử việc thì giữa các bên vẫn được coi là đã xác lập quan hệ thử việc. Việc người lao động đi làm và hưởng các chế độ theo thư mời thử việc thể hiện hai bên đã ngầm đồng ý với điều kiện mà người sử dụng lao động đưa ra trong thư mời thử việc và khi đó thư mời thử việc được ghi nhận như một trong những căn cứ , bằng chứng chứng minh nghĩa vụ của các bên.

Trường hợp doanh nghiệp đã gửi thư mời thử việc nhưng sau đó đổi ý không muốn tuyển dụng người lao động nữa thì việc hủy đề nghị thử việc của người sử dụng lao động không bị coi là hành vi vi phạm thỏa thuận. Ngay cả khi hai bên đã ký hợp đồng thử việc hay chưa ký thì người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019: “2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

===========================================================================

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer