I. Một số hình thức lập di chúc phổ biến:

1. Tự viết di chúc, ký tên từng trang.

Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

2. Di chúc có công chứng.

Việc lập di chúc tại Tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

(1) Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

(2) Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

3. Di chúc được lập thành văn bản có hai người làm chứng.

Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được quy định cụ thể như sau:

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

II. Xét vấn đề “tiện” trong việc lập di chúc:

1. Về mặt pháp lý: Di chúc được lập phải đúng trình tự, thủ tục và đảm báo tính hợp pháp của di chúc theo quy định của pháp luật. Như vậy, cả 03 hình thực lập di chúc nêu trên đều đáp ứng điều kiện “tiện” về mặt pháp lý.

2. Về mặt thực tiễn trong việc thực hiện di chúc do người chết để lại: Vấn đề “tiện” được đề cập đến ở đây phải giúp cho người có quyền liên quan đến di chúc do người chết để lại mất ít thời gian, công sức và tiền bạc nhất trong việc nhận di sản thừa kế.

=> Do đó: Trong 03 hình thức nêu trên thì di chúc được công chứng là tiện nhất xét cả về mặt pháp lý và thực tiễn. 

Lí giải:

Mặc dù theo quy định của pháp luật thì cả 03 hình thực lập di chúc trên đều hợp pháp nhưng di chúc tự viết, ký từng trang và di chúc bằng văn bản có hai người làm chứng trên thực tế áp dụng luật chỉ được xác định là một trong những chứng cứ để xác định đây là di chúc do ý chí của người chết để lại. Mà muốn thực hiện các khâu sau này như khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đối với di sản thừa kế thì không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan chấp nhận. Do đó, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần nhờ đến Tòa án để tuyến bố Di chúc hợp pháp. Khi Tòa án tuyên bố di chúc đó hợp pháp thì việc thực hiện các thủ tục tiếp theo mới được. Việc kiện tụng sẽ kéo dài vài tháng cho đến vài năm và nếu khối tài sản nhỏ thì không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu khối tài sản lớn như cổ phần, cổ phiếu, chứng khoán….thì việc kéo dài thời gian sẽ là thiệt hại rất lớn.

Ngược lại, đối với Di chúc được công chứng thì hoàn toàn loại bỏ được các thủ tục rườm rà như đã nêu ở trên. Đồng thời, người có quyền không phải chứng minh bất cứ điều gì với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tính hợp pháp của di chúc.

Hình thức lập di chúc thứ (1) và thứ (3) thì khá dễ dàng cho người lập di chúc vì không cần phải đến Tổ chức công chứng, thẩm định, thẩm tra các vấn đề liên quan đến việc thừa kế nhưng hệ quả pháp lý phía sau thì không đơn giản vì mất nhiều thời gian, công sức trong việc chứng minh tính hợp pháp của di chúc. Do đó, để thuận lợi và tiện nhất thì người lập di chúc nên chọn Hình thức (2) Lập di chúc qua công chứng.

-----------------------------------------------

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Thừa kế - Di chúc tại Luật Sao Việt thực hiện cơ bản trên các phương diện sau:

  • Cử Luật sư, Chuyên viên tham gia với tư cách là người đại diện hoặc/và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng để giải quyết các vụ việc về thừa kế tại Tòa án (tham gia tố tụng) ;
  • Cử Luật sư, Chuyên viên đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến thừa kế;
  • Thực hiện việc tư vấn pháp luật;
  • Giúp khách hàng soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết vụ việc: di chúc, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại, đơn tố cáo…
  • Làm việc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức để thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ việc;
  • Tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải để giải quyết vụ việc ở bất kỳ giai đoạn nào

Với phương châm hoạt động“Luật Sao Việt - sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật”, Chúng tôi cam kết sẽ mang đến những dịch vụ pháp lý đảm bảo, an toàn, chất lượng tốt nhất xứng đáng với sự tin tưởng của Quý khách hàng.
=================

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hồ sơ vụ việc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT - TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6243        
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"

Địa chỉ: số 525 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: CongtyluatSaoViet@gmail.com 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer