Bước 1: Nộp đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu đính kèm

+ Đối với giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài: nguyên đơn gửi đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu (bản sao hoặc bản chính) đến Trung tâm trọng tài. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài ( nguyên đơn nộp tạm ứng phí), Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu kèm theo.

+ Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện nêu trên và gửi cho bị đơn.

Bước 2: Bị đơn chuẩn bị bản tự bảo vệ và gửi bản tự bảo vệ

+ Đối với tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài: bị đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài bản tự bảo vệ.Thời hạn thông thường 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, thời hạn này có thể được kéo dài tùy theo tình tiết cụ thể của vụ việc.
+ Đối với tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc: bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên. Thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo.

Nội dung của bản tự bảo vệ gồm: Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ; Tên và địa chỉ của bị đơn; Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có; Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài/ Hội đồng trọng tài vụ việc

+ Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài:

Bị đơn chọn Trọng tài viên cho mình + báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Thời hạn chọn: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến.

Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;  

Các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài; Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định,

+ Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc:

Bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn

Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.

Bước 4: Hòa giải 

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp 

Thông thường để đảm bảo sự khách quan, minh bạch, phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. 

Bước 7: Thi hành phán quyết của trọng tài

Phán quyết của trọng tài có thể do các bên tự nguyện thi hành. Trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành phán quyết có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer