Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa trong giải quyết tranh chấp, không chỉ bởi thủ tục đơn giản, linh hoạt mà phương thức này còn đảm bảo tính khách quan, khả năng giữ bí mật cao và hiệu lực thi hành với các bên. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù và cơ chế giải quyết riêng biệt, nên không phải bất cứ tranh chấp nào cũng có thể giải quyết thông qua trọng tài thương mại.
1, Các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định pháp luật. Theo Điều 2, Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, chỉ các tranh chấp đáp ứng cả 2 điều kiện sau đây mới được giải quyết thông qua trọng tài thương mại:
Điều kiện 1: Thuộc một trong các tranh chấp sau:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều kiện 2: Giữa các bên có thoả thuận trọng tài theo quy định pháp luật. Một số đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài như sau:
Thời điểm xác lập: Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Hình thức tồn tại: Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng văn bản, thể hiện qua hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Một số hình thức thỏa thuận trọng tài:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
2, Phân loại trọng tài: Dựa theo cơ chế hoạt động, trọng tài thương mại được chia thành 2 loại gồm: trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế (thường trực).
Tiêu chí |
Trọng tài vụ việc |
Trọng tài thường trực (quy chế) |
Khái niệm |
Là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận thành lập trọng tài để giải quyết vụ việc giữa các bên và trọng tài sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. ( Khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010) - Trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận. |
Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. (Khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010) |
Đặc điểm |
Không có tổ chức, không có bộ máy, không có trụ sở, không có qui chế riêng, không có nguyên tắc tố tụng Hoạt động không thường xuyên, mang tính thời vụ Trọng tài vụ việc thường được lựa chọn trong giải quyết tranh chấp các vụ việc đơn giản, ít phức tạp, các bên có nhu cầu giải quyết nhanh chóng, am hiểu quy định pháp luật |
Tổ chức thành trung tâm trọng tài, có tư cách pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ, có qui chế riêng. Hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Khác với trọng tài vụ việc, trọng tài quy chế thường được sử dụng để giải quyết các tranh chấp phức tạp, tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên gặp nhiều vướng mắc pháp lý |
Thành lập và giải thể |
Thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp và có thỏa thuận lựa chọn. Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc |
Thành lập và chấm dứt theo các qui định của pháp lệnh trọng tài. |