Chào Luật sư. Tôi mới mua xe máy mới nên tan giờ làm, tôi rủ mấy anh em ở cơ quan đi uống bia coi như “rửa xe”. Sau đó tôi mới đi về nhà. Không may trên đường về, tôi vượt đèn đỏ và bị CSGT thổi nồng độ cồn, trong ví lại không mang giấy tờ xe nên tôi bị lập biên bản, tạm giữ xe 14 ngày. Tôi sợ nếu giao xe cho CSGT giữ thì hay bị xước nên ngỏ ý muốn tự bảo quản xe. Tuy nhiên bên CSGT không đồng ý và bảo luật không cho phép người vi phạm tự giữ xe. Vậy xin hỏi CSGT trả lời như vậy có đúng không thưa Luật sư? Trường hợp được tự bảo quản xe thì tôi có thể lấy xe đó để đi không?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP

Kết luận: Tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông bị lập biên bản tạm giữ xe có thể được giữ, bảo quản xe dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Nếu là tổ chức vi phạm thì phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng.

+ Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.

+ Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP. Các trường hợp đó gồm:

a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

c) Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;

đ) Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, vì bạn không có giấy chứng nhận đăng ký xe – thuộc điểm c khoản 7 Điều 14 - trường hợp không được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản nên bạn không được tự giữ, bảo quản xe máy của bản thân. Còn việc CGST giải thích rằng luật không quy định người vi phạm được tự giữ, bảo quản xe là không đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý: Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Do đó, kể cả người vi phạm được giao giữ xe thì trong thời gian được giao giữ, bảo quản, bạn cũng không được sử dụng xe vi phạm đó để tham gia giao thông nếu không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer