Hoài Anh: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân nam mà theo đó, nam giới trong độ tuổi từ 18 đến tối đa là 27 tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Vậy những người thực hiện chuyển giới trong độ tuổi nói trên có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 6, Điều 13, 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định cụ thể về các trường hợp thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó:

- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự."

- Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật."

Theo các quy định nêu trên, có thể thấy công dân nam chuyển giới, nữ chuyển giới không thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Mặt khác theo Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 còn có quy định về việc chuyển đối giới tính như sau:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."

Như vậy, theo quy định này thì sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch tức thay đổi giới tính của mình trên các giấy tờ, sổ sách. Vì vậy, nam sau khi chuyển giới đã được pháp luật nước ta thừa nhận là có giới tính nữ, thì việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với họ chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện. Còn đối với nữ sau khi chuyển giới, đã được pháp luật nước ta thừa nhận là có giới tính nam, và đang trong độ tuổi 18 – 27 tuổi, thì họ bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer