Ở Việt Nam, thắp hương và đốt vàng mã đã trở thành một phong tục cổ truyền không thể thiếu trong những ngày lễ tế, ngày giỗ ông bà tổ tiên, hay trong các lễ hội truyền thống.Theo quan niệm dân gian, nghi thức này nhằm bày tỏ sự tôn kính, hiếu lễ đối với tổ tiên và thần linh. Song hiện nay nhiều người vì quá mê tín nên đã lạm dụng tập tục thắp hương, đốt vàng mã như một cách thức để cầu vận may, tài lộc cho bản thân. Điều đó không chỉ làm lãng phí tiền bạc, gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn.Vậy pháp luật có quy định gì liên quan đến việc thắp hương, đốt vàng mã?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Hiện nay, pháp luật không cấm cá nhân thắp hương, đốt vàng mã tại nơi ở riêng vì đây là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Tuy nhiên đối với những nơi công cộng như đền chùa, lễ hội…cá nhân buộc phải tuân thủ quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích về nghi lễ thắp hương, nơi đốt vàng mã. Nếu không tuân thủ quy định, tùy theo mức độ và hậu quả, cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2021, cá nhân thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích có thể bị phạt tiền đến 500.000 đồng:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự được đặt ra cho cá nhân khi hành vi thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, gây thiệt hại đối với tài sản của người khác, của cộng đồng. Khi đó cá nhân có thể bị truy cứu TNHS về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản người khác.

Cụ thể Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 – 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Bên cạnh đó, cá nhân còn phải bồi thường cho bên bị thiệt hại về tài sản theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định

Trường hợp cá nhân, tổ chức đốt tiền thật kèm theo vàng mã còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng về hành vi hủy hoại tiền. Xem thêm tại : Hủy hoại tiền có thể bị phạt đến 15 triệu đồng

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer