Bao lâu nay, khi nhắc đến xử phạt nồng độ cồn thì người dân thường nghĩ ngay đến những người điều khiển ôtô, xe máy. CHính vì vậy, nhiều người tránh né việc bị cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn bằng cách đi xe đạp sau khi đã sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, những người này có thể sẽ phải thất vọng khi biết rằng: Ngay cả khi đi xe đạp sau khi sử dụng rượu bia, họ cũng có thể bị xử phạt.

.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Clip Không sợ chó.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, "người tham gia giao thông" được định nghĩa là người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

“Phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Khoản 21 điều này bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Trong đó, “Xe đạp kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự” thuộc nhóm Phương tiện giao thông thô sơ.

Đối với hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) tham gia giao thông đường bộ mà có sử dụng rượu bia sẽ bị xử phạt theo quy định tại  điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể:

-  Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (Theo điểm q khoản 1 Điều 8).

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ “300.000 đồng đến 400.000 đồng”.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Đây là quy định hợp lý, bởi ngay cả khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, người lái xe vẫn có thể gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân họ. Thực tế không thiếu những vụ việc người say rượu đi xe đạp, thậm chí đi bộ gây ra những tai nạn giao thông đáng tiếc.

Không uống rượu bia khi tham gia giao thông là việc làm mà người dân cần tuân thủ tuyệt đối, không chỉ để tránh bị xử phạt mà hơn hết để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer