Thời gian gần đây, gần nhà tôi có mở một cơ sở tập Aerobic, tuy nhiên, do tường không cách âm, mà mỗi lần tập luyện thì mở nhạc rất to, giờ giấc tập cũng không cố định. Nhà tôi có con nhỏ nhưng nhiều lần 10, 11 giờ đêm cơ sở này vẫn liên tục bật nhạc to, làm ồn khiến cả nhà tôi không ai ngủ được.. Tôi đã nhiều lần góp ý với nhân viên và chủ cơ sở này, nhưng họ vẫn cố chấp mở nhạc to. Quá khó chịu với tình trạng này, tôi đã làm đơn gửi lên công an về tình hình mất trật tự này nhưng không được giải quyết. Xin luật sư cho biết, tôi cần làm gì? Mong được giúp đỡ.

Trả lời:

Chào bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật TNHH Sao Việt. Về vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật bảo vệ môi trường năm 2020

Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021

Thông tư 39/2010/TT-BTNMT

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường được xác định là hành vi “gây tiếng ồn vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường”.

Hiện nay theo QCVN26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì giới hạn cho phép về tiếng ồn đối với các nguồn gây ra tiếng ồn là do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt được xác định theo từng khung giờ như sau

TT

Khu vực

Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ

1

Khu vực đặc biệt

55 dBA

45 dBA

2

Khu vực thông thường

70 dBA

55 dBA

        

Như vậy, trường hợp tiếng ồn phát ra từ hoạt động của cơ sở kinh doanh Aerobic theo từng khung giờ mà vượt quá mức cho phép như nội dung QCVN26:2010/BTNMT đã đề cập ở trên thì tùy vào từng mức độ vi phạm mà cơ sở này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chế tài xử lý vi phạm về tiếng ồn: Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hoặc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình”.   

Cụ thể: theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì đối với những hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo; còn các trường hợp tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn từ 2 dBA trở lên sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 160.000.000 đồng, và có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:             

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

         Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn bởi việc xác định độ ồn âm thanh trong không khí cần phải có sự phối hợp của cơ quan chuyên môn cũng như thiết bị đo lường cần thiết trong việc giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường, thường sẽ không đảm bảo tính kịp thời nhất là đối với những trường hợp nguồn gây tiếng ồn không cố định thời gian.

        Trường hợp này, nếu không thể đo lường chỉ số dBA (chỉ số đo lường độ ồn tương đối của âm thanh trong không khí) thì hành vi gây ồn nêu trên vẫn có thể bị xem xét xử lý như một hành vi vi phạm về trật tự an toàn xã hội, cụ thể là vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi “gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau” có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Trường hợp này, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, do vậy, bạn hoàn toàn có thể làm đơn phản ánh gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết theo thẩm quyền.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cố tình không giải quyết thì bạn có thể làm đơn khiếu nại về hành vi không giải quyết của vị chủ tịch này, đồng thời làm đơn phản ánh sự việc lên cơ quan cấp trên – Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer