Chị Ngoãn: Chào luật sư, tôi có thai và sinh con trong thời kỳ hôn nhân nhưng cháu không phải con ruột của chồng tôi. Lúc đầu vì không biết nên chúng tôi đã tiến hành khai sinh cho cháu, tuy nhiên bây giờ chồng tôi đã biết chuyện và chúng tôi đã thống nhất sẽ ly hôn. Xin hỏi bây giờ tôi có thể tiến hành khai sinh lại cho cháu như thế nào? Xin cảm ơn!

                                                                               Nguồn ảnh: Internet.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về xác định cha, mẹ con như sau:

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì con cái sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của 2 vợ chồng dù trên thực tế đó không phải là con chung của cả 2. Theo đó, ban đầu 2 bạn cũng đã đăng ký khai sinh cho con và tên người cha trên giấy khai sinh là tên của chồng bạn chứ không phải là tên của cha ruột đứa bé.

Trường hợp hai bạn đã ly hôn và bạn muốn đăng ký khai sinh lại cho con thì  chồng cũ của bạn phải tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp xác định quan hệ cha con tại Tòa án. Sau đó bạn có thể khai sinh cho cháu theo họ mẹ, phần tên của cha để trống.

Trường hợp bạn có thể liên hệ với cha ruột của đứa bé và tiến hành khai sinh cho cháu thì cha đẻ phải tiến hành thủ tục nhận con, đồng thời phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định, thông thường bằng kết quả xét nghiệm ADN.

Theo điều 24 và điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

- Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

+ Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer