Bắt đầu từ năm 2021, các công ty đòi nợ thuê chính thức bị “khai tử” do quy định của Luật Đầu tư mới sẽ có hiệu lực. Thông tin này đã khiến nhiều con nợ vui mừng, nhưng cũng khiến những chủ nợ phải đau đầu tìm phương án đòi mới. Vậy, đòi nợ như thế nào để hiệu quả mà vẫn đúng luật?

Nguồn ảnh: Internet

Nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thuê người đòi nợ

Khi nhắc tới hoạt động “ đòi nợ thuê”, đa phần mọi người đều có cái nhìn và suy nghĩ không mấy tích cực do hoạt động đó được thực hiện chủ yếu dưới những hình thức sử dụng bạo lực, đe dọa, ép buộc và thậm chí có gây thương tích cho con nợ,…. Mặc dù bản chất của hành vi “đòi nợ” không xấu và không vi phạm pháp luật nhưng cách thực hiện hành vi đó như thế nào thì lại là một vấn đề khác. Người đòi nợ rất dễ mắc phải các tội danh hình sự như tội cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, cướp tài sản,…khi sử dụng những phương pháp đòi nợ cực đoan, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người bị đòi nợ. Thậm chí, việc thuê dịch vụ “đòi nợ thuê” còn có nguy cơ khiến cho chính chủ nợ phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự nếu người đòi nợ thuê thu hồi nợ bằng những hình thức nêu trên.

Những chủ nợ lựa chọn hình thức đòi nợ thuê để có thể thu hồi được số nợ từ những con nợ chây lỳ, khó thu hồi bằng biện pháp thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, việc thuê dịch vụ đòi nợ thuê có thể khiến cho người thuê liên đới chịu trách nhiệm hình sự.

- Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mặc dù biết những nguy cơ có thể phải chịu khi sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê, tuy nhiên nhiều chủ nợ vẫn chấp nhận sử dụng phương án này do tâm lý muốn nhanh chóng thu hồi khoản nợ và ngại thực hiện những thủ tục pháp lý phức tạp, mất thời gian. Đặc biệt có những trường hợp cho vay không có hợp đồng cụ thể nên rất khó để chứng minh khoản nợ khi đưa ra pháp luật nên các chủ nợ buộc phải thuê người đòi nợ thay vì tìm đến các cơ quan chức năng để giải quyết.

Làm thế nào để thu hồi nợ đúng luật?

Có 3 phương án để các chủ nợ có thể lựa chọn, tùy theo tình hình thực tế mỗi vụ việc như sau:

Phương án 1: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân

Vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).Theo đó, người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện đòi nợ  đến Tòa án để yêu cầu Tòa xét xử, buộc con nợ phải trả tiền và một khoản tiền lãi (nếu có).

Phương án 2: Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

Trong trường hợp hành vi của người vay có dấu hiệu của tội phạm như: vay tiền sau đó bỏ trốn, có tài sản để trả nợ nhưng cố tình chây ỳ không trả… nhằm chiếm đoạt tài sản thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015)
  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)

Tuy nhiên, hai biện pháp trên phải thực hiện các thủ tục pháp lý khá phức tạp, mất rất nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả cao.

Phương án 3: Đòi nợ đúng luật, hiệu quả

Từ năm 2021, cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê bị liệt kê vào nhóm các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh do đó, chủ nợ không thể thuê các công ty đòi nợ giúp mình. Tuy nhiên, các chủ nợ có thể sử dụng những phương pháp đòi nợ khác như:

- Bán nợ ( bán hoàn toàn hoặc một phần khoản nợ cho bên thứ 3 để bên đó có trách nhiệm đòi nợ), tuy nhiên hợp đồng mua bán nợ phải được lập thành văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ nợ cũng cần lưu ý một số điều khoản trong hợp đồng nhằm trách những rắc rối liên đới khi người mua nợ thực hiện hành vi đòi nợ vượt quá mức cho phép.

- Thuê công ty Luật đòi nợ.

Để có thể thu hồi được số tiền, số tài sản đã cho vay, những chủ nợ có thể tìm tới sự trợ giúp của những văn phòng, tổ chức hỗ trợ pháp luật như công ty, văn phòng luật. Bằng những biện pháp riêng như gây sức ép về mặt pháp lý, nhờ sự can thiệp của bên thứ ba,….các biện pháp được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức như:

  • Đàm phán thương lượng, hòa giải.
  • Thông qua tố tụng, thi hành án.
  • Thông qua sự can thiệp của bên thứ ba: các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Khi lựa chọn thu hồi nợ thông qua công ty Luật, các chủ nợ sẽ có thể yên tâm vì tính pháp lý được đảm bảo tuyệt đối, thu hồi được số nợ nhưng vẫn giữ được mối quan hệ, các biện thu hồi được thực hiện một cách linh hoạt và đặc biệt là sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và nâng cao uy tín của mình.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer