Những ngày vừa qua, mạng xã hội lan truyền rầm rộ một đoạn clip của nữ diễn viên V. T với nội dung tương đối nhạy cảm. Việc phát tán và lan truyền clip nóng không chỉ gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với việc bảo mật thông tin cá nhân mà đó còn đặt ra câu hỏi về trách nhiệm pháp lý đối với người thực hiện hành vi phát tán, đăng tải nội dung nhạy cảm lên mạng xã hội. Để làm rõ vấn đề này, Luật sư Sao Việt đưa ra một số ý kiến như sau:

Ảnh minh họa: Internet

Một là, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với hành vi đăng tải, phát tán những nội dung nhạy cảm, văn hóa phẩm đồi trụy:

Sự phát triển của công nghệ thông tin được xem như một con dao hai lưỡi, nó không chỉ giúp người dân cập nhật các sự kiện, tin tức một cách nhanh chóng mà còn là không gian chung cho tất cả các mạng xã hội. Bên cạnh những thông tin bổ ích, thì có một phần không nhỏ những thông tin mang nội dung vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Với tốc độ lan truyền như một cơn gió, những nội dung nhạy cảm này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân “người trong cuộc”, đồng thời làm dậy sóng trong cộng đồng mạng xã hội. Vậy dưới góc độ pháp luật, trách nhiệm của những kẻ tiếp tay trong việc đăng tải và lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy này được quy định như thế nào?

Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất và hậu quả mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đăng tải, phát tán clip nhạy cảm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, người thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là  phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng,  theo quy định tại Điều Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Thứ hai, hành vi đăng tải, chia sẻ link, clip nóng được xem là hành vi phổ biến, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, theo quy định tại Điều 326 BLHS 2015, cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi nêu sau: “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”

Hai là, về vấn đề đảm bảo quyền bí mật cá nhân:

Một trong những điểm đáng lưu ý trong vụ việc phát tán clip nóng xảy ra vào ngày 27/5 nói trên, đó là “ Có thông tin cho rằng, đoạn clip nhạy cảm của chị T. bị phát tán sau khi công an phường thu giữ điện thoại của chị kèm mật khẩu điện thoại. “ – theo báo Tuổi trẻ. Mặc dù thông tin này đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra và xác nhận, nhưng một câu hỏi buộc mọi người phải suy nghĩ, đó là vấn đề về đảm bảo quyền bí mật cá nhân được quy định tại Điều 38 BLDS 2015: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ….” Nếu clip không phải do người thực hiện clip phát tán mà do một đối tượng khác, thì ở đây điều đáng lên  án hơn nữa là sự xâm phạm bí mật cá nhân, gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Xâm phạm quyền bí mật cá nhân không chỉ thuộc phạm đạo đức mà đó còn là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý nghiêm minh. Theo đó, nếu cá nhân sử dụng điện thoại người khác và thực hiện hành vi phát tán clip nóng của người đó thì có thể bị truy cứu TNHS về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được quy định tại Điều 159 BLHS 2015. Bên cạnh đó, trong trường hợp việc xâm phạm bí mật cá nhân làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của người đó thì người thực hiện hành vi vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer