1. Đối với bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Do đó việc xác định hàng hóa nguy hiểm được dựa theo tính chất hóa, lý để phân ra thành 10 loại như sau:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ. |
Loại 4. Các chất khác có khả năng dễ cháy |
Loại 7. Chất phóng xạ |
Loại 2. Khí. |
Loại 5. Chất ôxi hóa và Perôxít hữu cơ. |
Loại 8. Chất ăn mòn |
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy. |
Loại 6. Chất độc và chất gây nhiễm bệnh. |
Loại 9. Chất và vật phẩm nguy hiểm khác |
Loại 10: Các bao bì, thùng chứa 09 loại trên chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi tháo, dỡ hết thì cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm |
Theo đó, các hàng hóa nguy hiểm này sẽ phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Tùy từng loại sẽ phải được đóng gói vào bao bì, thùng chứa theo Thông tư 37/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 hoặc theo các quy định khác của Bộ quản lý chuyên ngành;
- Phải được dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020.
2. Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn;
- Thủ kho, người bốc xếp phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm.
3. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Động cơ cách ly khoang chứa bằng vật liệu không cháy;
- Ống xả của động cơ được che chắn;
- Sàn xe, khoang chứa hàng làm bằng vật liệu không cháy;
- Có dây tiếp đất;
- Dán biểu trưng PC01 ở kính trước xe;
- Có nội quy, biển cấm, biển báo về PCCC;
- Có phương tiện chữa cháy;
- Có phân công nhiệm vụ PCCC;
- Phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm ở hai bên và phía sau của phương tiện (biểu trưng này được cấp cho khi trao Giấy phép) và sau khi vận chuyển thì phải được làm sạch và gỡ bỏ tại nơi theo cơ quan cấp phép quy định.
4. Phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Theo đó, xác định thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 (trừ hóa chất bảo vệ thực vật);
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8, loại 7
*Lưu ý các trường hợp không cần Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam.
Bài viết liên quan: Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, 2, 3, 4, 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng hóa dễ cháy nổ
5. Điều kiện đối với tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển
- Việc quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển sẽ được Đội phòng cháy chữa cháy – Công an quận, huyện nơi bạn xin cấp giấy phép quyết định.
6. Điều kiện thêm khi vận chuyển qua các hầm, phà
- Không được vận chuyển thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên;
- Khi trên các chuyến Phà, không được để hành khách đi chung với phương tiện có hàng hóa nguy hiểm.
7. Một số điều kiện khác
- Đối với các chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử;
- Đối với hàng hóa nguy hiểm phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Đối chất thải nguy hại về mặt môi trường thì phải thêm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong Luật Môi trường.
Kết luận: Xuất phát từ tính chất của hàng hóa nguy hiểm nên việc vận chuyển các loại hàng hóa này cần được kiểm soát nghiệm ngặt để không xảy ra những tai nạn và thiệt hại đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn về điều kiện vận chuyển từng loại hàng hóa nguy hiểm, bạn đọc vui lòng liên hệ :
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com