Công ty Luật Sao Việt cho tôi hỏi, Công ty tôi có thuê hai người làm giám đốc công ty để quản lý việc kinh doanh. Năm ngoái có một giám đốc đã tự ý ký tá các giấy tờ để vay tiền ngân hàng và thế chấp bằng tài sản của công ty và sau đó nghỉ việc. Sau đó tới năm nay phía ngân hàng có gửi tới thông báo phát mại tài sản đó trong khi chúng tôi không được nhận số tiền đó vì người đại diện đã bỏ trốn. Vậy ngân hàng có quyền phát mại tài sản đó không, nhờ Luật Sao Việt tư vấn?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

“Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba.”

Như vậy, hiện nay có 2 loại hình doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng người đại diện gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Do đó nếu công ty bạn thuộc 2 loại hình doanh nghiệp nêu trên thì công ty bạn hoàn toàn có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên trong điều lệ công ty phải thể hiện rõ các quyền và nghĩa vụ của những người này.

Tùy thuộc vào thẩm quyền, nghĩa vụ của từng người đại điện theo pháp luật được quy định trong điều lệ công ty bạn, sẽ có 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1:

Giám đốc đã bỏ trốn có đầy đủ tư cách và thẩm quyền đại diện công ty làm thủ tục vay, thế chấp tài sản (được quy định trong điều lệ): khi đó giao dịch vay tiền của giám đốc đã bỏ trốn chính là giao dịch giữa công ty bạn và ngân hàng. Do vậy ngân hàng có quyền phát mại tài sản khi công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Về vấn đề người đại diện bỏ trốn và mang theo tiền của công ty thuộc về quản trị nội bộ của doanh nghiệp và sẽ tách thành một vụ việc riêng. Tùy thuộc theo tính chất, mức độ, công ty bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giám đốc bỏ trốn hoàn trả tài sản, bồi thường thiệt hại hoặc tố cáo ra cơ quan công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp 2:

Giám đốc bỏ trốn không có thẩm quyền thực hiện các thủ tục vay tiền, thế chấp tài sản. Với trường hợp này, giao dịch giữa giám đốc bỏ trốn và ngân hàng được coi là vô hiệu vì có yếu tố lừa đối theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi đó, công ty bạn làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên giao dịch dân sự vô hiệu. Hệ quả pháp lý là các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận. Bên cạnh đó, giám đốc bỏ trốn còn có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer