nhận nuôi con nuôi

Những bài biết cùng chủ đề 'nhận nuôi con nuôi'

Theo quy định pháp luật, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thuộc trường hợp được hưởng chế độ thai sản, nhưng phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi. Vậy khi NLĐ nhận nuôi con nuôi thì cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì để được nhận tiền thai sản? NLĐ đã thôi việc có được nhận tiền thai sản nữa không?

Ở xã tôi mới có một bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng Trạm Y tế, vợ chồng tôi lại không có con tự nhiên nên đã nhận cháu bé làm con nuôi. Chồng tôi làm công nhân tự do nên không tham gia bảo hiểm xã hội, còn tôi vẫn đang làm công nhân trong công ty may mặc và đã tham gia bảo hiểm xã hội được 3 năm.

Việt Phương: Chào Luật sư, tôi là một LGBT, tôi có bạn trai và chúng tôi đã chung sống với nhau được 5 năm nay. Vì mong muốn có con chung để cuộc sống thêm phần hạnh phúc nên tôi và ông xã quyết định sẽ nhận nuôi con nuôi. Xin hỏi luật sư chúng tôi có thể nhận nuôi con không và thủ tục tiến hành như thế nào?

Minh Ngọc: Chào Luật sư, em gái của tôi mới chỉ lớp 10 nhưng đã mang thai, hiện tại chúng tôi đã thỏa thuận để em gái sinh con sau đó quay lại tiếp tục với việc học. Bố mẹ tôi mong muốn để vợ chồng tôi nhận con ruột của em gái tôi hoặc là chính ông bà nhận cháu làm con nuôi thì có được không ạ? Nếu được thì thủ tục tiến hành như thế nào ạ, vì hiện tại tôi và chồng tôi định cư ở nước ngoài? Rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư, xin cảm ơn!

Bước 1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã (nơi người được nhận làm con nuôi hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú hoặc nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi hoặc nơi có cơ sở nuôi dưỡng ). Bước 2. UBND cấp xã nhận, kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan; Bước 3. Công chức tư pháp-hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;

Bước 1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp Hồ sơ theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây. Bước 2. Cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trong trường hợp hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Cơ quan đại diện nơi người đó tạm trú. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú tại nước không có Cơ quan đại diện, thì nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nơi họ thấy thuận tiện nhất. 2. Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan;

Bước 1: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nếu không có tổ chức con nuôi nước ngoài thì nộp thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam. Bước 2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết thì lấy ý kiến chuyên gia. Bước 3. Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp.

Bước 1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Bước 2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ. Bước 3. Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định

Bước 1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng).

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer