Việt Phương: Chào Luật sư, tôi là một LGBT, tôi có bạn trai và chúng tôi đã chung sống với nhau được 5 năm nay. Vì mong muốn có con chung để cuộc sống thêm phần hạnh phúc nên tôi và ông xã quyết định sẽ nhận nuôi con nuôi. Xin hỏi luật sư chúng tôi có thể nhận nuôi con không và thủ tục tiến hành như thế nào?

                                                             Nguồn ảnh: Internet.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. So với Luật hôn nhân gia đình năm 2000 là “cấm kết hôn giữa những người đồng giới” (khoản 5 điều 10)  thì quy định này đã có sự thay đổi, cho thấy được bước tiến của pháp luật tuy nhiên vẫn chưa triệt để do pháp luật không cấm nhưng cũng không thừa nhận.

Hiện nay, các cặp đôi đồng tính được tổ chức đám cưới song vẫn chưa được đăng ký kết hôn. Nhiều cặp đôi đồng tính mong muốn sau khi tổ chức đám cưới sẽ nhận nuôi con, tuy nhiên theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 thì: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”.

Việc nhận con nuôi sẽ xác lập quan hệ cha, mẹ, con một cách lâu dài và bền vững. các cặp đôi phải đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho các con của mình. Đồng thười đảm bảo các quyền lợi giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi.

Do pháp luật nước ta vẫn chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới do đó, việc bạn và chồng bạn cùng nhận nuôi con nuôi sẽ không được pháp luật cho phép. Một trong hai người có thể có con dựa vào sự giúp đỡ của bên thứ 3 hoặc sự tiến bộ của y học. trong trường hợp nhận nuôi con nuôi, bạn phải là người độc thân hoặc chỉ có bạn hoặc chồng của bạn đứng ra nhận nuôi con thì mới phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, để đăng ký nhận nuôi con nuôi, bạn cần đáp ứng các điều kiện tại điều 14 của Luật này như sau :

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hai bạn có thể tổ chức đám cưới và chung sống với nhau song việc nhận nuôi con nuôi chung là không được phép. Trường hợp mong muốn có con, hoặc bạn hoặc chồng bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của bên thứ 3 và sự tiến bộ của y học hiện đại.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer