Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam được tổ chức dưới cấu trúc Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc tổng giám đốc, tùy một số trường hợp cần có thêm Ban kiểm soát hoặc hoặc Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Trong đó Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty cổ phần vì gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết trong đó.

Nếu không có quy định khác hay tình huống khẩn cấp thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được tổ chức thường niên để biểu quyết các vấn đề quan trọng của Công ty. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn còn bỡ ngỡ chưa biết làm thế nào để tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cho đúng quy định cảu pháp luật nhằm tránh những khiếu nại, tranh chấp nội bộ sau này. Do đó, trong bài biết này, Luật Sao Việt sẽ nêu ra quy trình đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành để làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Căn cứ Chương V Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Công ty cổ phần, tổng quát chung lại để tổ chức thành công một cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông thì sẽ trả qua những bước như sau:

Bước 1: Họp Hội đồng quản trị

Theo đó các nội dung cần được thống nhất trong cuộc họp như sau:

- Xác định thời gian và địa điểm họp

- Lập chương trình và nội dung cuộc họp

- Thông qua nghị quyết triệu tập cuộc họp đại hội đòng cổ đông

- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp

- Phân công nhận lực để thực hiện các công việc sau:

+ Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp

+ Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp

Bước 2:

Gửi thông báo công bố ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền của cổ đông hiện hữu tới Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).

Bước 3:

Gửi Thông báo tới Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) để có được danh sách người sở hữu chứng khoán của Công ty tới ngày đăng ký cuối cùng. (03 ngày làm việc)

Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu cho cuộc họp, gồm những tài liệu sau:

- Tài liệu cung cấp thông tin giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

- Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

- Dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ theo nội dung dự kiến của cuộc họp/xin ý kiến, danh sách và thông tin chi tiết các ứng cử viên (trường hợp bầu thành viên HĐQT, Kiểm soát viên).

- Soạn thảo mẫu giấy ủy quyền, quy chế làm việc của đại hội, quy chế biểu quyết, biên bản kiểm tra tư cách cổ đông, … .

Bước 5:

Thông báo mời họp và gửi các tài liệu nộ dung dự kiến họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết cho các cổ đông có quyền dự họp. Tại bước này có thể thực hiện thông qua việc thông báo trên Website của Công ty nếu Điều lệ có quy định.

Bước 6:

Công bố tới Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Biên bản và Nghị quyết họp Đại Hội đồng cổ đông và các tài liệu đính kèm liên quan. Đồng thời công bố trên website của Công ty.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer