Phá sản để lại nhiều hậu quả pháp lý, trong đó có quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ việc phá sản đối với quyền thành lập công ty mới của chủ doanh nghiệp như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Theo dõi bài viết này để hiểu thêm nhé.

Trường hợp nào sau khi phá sản không được thành lập công ty mới?

Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định: “3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.”

Như vậy, không phải mọi trường hợp phá sản thì chủ doanh nghiệp đều sẽ không được thành lập mới mà chỉ những trường hợp cố ý vi phạm quy định của luật mới có nguy cơ bị cấm thành lập doanh nghiệp hoặc cấm làm người quản lý doanh nghiệp. 

Những hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014 bao gồm:

- Cố ý thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản (khoản 1 Điều 18).

- Cố ý không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (khoản 5 Điều 28).

- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã cố ý thực hiện các hoạt động sau:

+ Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

+ Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

+ Từ bỏ quyền đòi nợ;

+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây sẽ bị hạn chế quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nếu doanh nghiệp phá sản mà thuộc các trường hợp vi phạm nêu trên: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Thời gian bị hạn chế quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp là 3 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp nhà nước phá sản, người quản lý doanh nghiệp có bị hạn chế quyền?

Khoản 1, 2 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định về vấn đề này như sau:

"1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước."

Như vậy, những người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không thể giữ chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, nhưng họ vẫn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân và đảm nhận bất kỳ chức vụ nào tại doanh nghiệp đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer