Hiện hành, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục bao gồm:

- Có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên;

- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT.

Ví dụ: Thẻ BHYT có mức hưởng 80% thì người bệnh phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

- Đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Do từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng nên số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm cũng sẽ có sự thay đổi.

Cụ thể, từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/6/2023, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 8.940.000 đồng (6 tháng lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) thì phần vượt quá 6 tháng lương cơ sở sẽ do quỹ BHYT thanh toán và người bệnh được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh từ thời điểm này cho đến hết năm.

Từ ngày 01/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên mức 1.800.000 đồng/tháng, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.

Ngoài ra, từ ngày 01/7/2023, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có chi phí cho một lần dưới 270.000 đồng thì được BHYT chi trả 100%, người bệnh được khám chữa bệnh miễn phí.

(Trong khi đó, nếu áp dụng theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng thì chi phí khám chữa bệnh của người bệnh phải dưới 223.500 đồng (15% của mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) mới được BHYT chi trả 100%).

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer