Công ty tôi muốn mời chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam để làm việc (đã có giấy phép lao động). Vậy để sang Việt Nam làm việc thì cần phải làm những thủ tục gì?
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Để làm việc tại Việt Nam, thì công ty của bạn phải bảo lãnh, xin cấp visa cho chuyên gia Trung Quốc trên. Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam.
Thời hạn tối đa của visa làm việc là từ 3 tháng đến 1 năm (12 tháng). Trường hợp người nước ngoài muốn xin một loại thị thực dài hơn 12 tháng (1 năm) thì có thể làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú theo quy định với thời hạn từ 1 năm đến 10 năm tùy vào từng trường hợp.
Căn cứ pháp lý: - Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài;
- Điều 3, 4, 5 Thông tư số 31/2015/TT-BCA hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam..
Thủ tục xin cấp visa lao động cho chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Hồ sơ xin công văn nhập cảnh bao gồm:
- Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.....Doanh nghiệp, tổ chức phải nộp trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)
- Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan Đăng ký kinh doanh.
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).(Nộp tờ khai này trong trường hợp công ty lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)
- Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).
- Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.
- Bản sao có chứng thực giấy phép lao động (đối với visa LĐ2) hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động (đối với visa LĐ1)
- Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài (Trong một số trường hợp Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu)
Lưu ý: Riêng đối với người nước ngoài là người Trung Quốc nếu đang sử dụng hộ chiếu E – hộ chiếu có bản đồ đường lưỡi bò thì cần phải cung cấp thêm 01 ảnh 3cmx4cm để được cấp visa rời.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Thông báo kết quả cho người lao động nước ngoài
Khi đã có kết quả công văn nhập cảnh, doanh nghiệp bảo lãnh sẽ gửi email để thông báo cho người nước ngoài. Đồng thời gửi công văn nhập cảnh để người nước ngoài làm thủ tục nhận visa tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc nhận visa tại sân bay quốc tế Việt Nam.
Bước 5: Nhận visa và đóng lệ phí visa
Nhận công văn nhập cảnh, bạn cần kiểm tra nơi nhận visa và thời gian nhận để đến đúng địa điểm. Thông thường, sẽ có 2 địa điểm để bạn nhận visa, gồm sân bay quốc tế ở Việt Nam hoặc Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Điền đầy đủ thông tin vào đơn NA1 và dán ảnh thẻ kích thước 4*6cm kèm với đó là hộ chiếu và công văn nhập cảnh đã photo. Đồng thời, nộp lệ phí visa và nhận visa để nhập cảnh vào Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com