TỔNG KẾT NHỮNG VỤ ÁN LỚN GÂY RUNG ĐỘNG DƯ LUẬN NĂM 2019

Riêng đối với án kinh tế - tham nhũng, việc mạnh tay xét xử những vụ án này đã cho dư luận lời khẳng định quan điểm chống tham nhũng của Tổng Bí thư là "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai". Tuy nhiên, bên cạnh những động thái tích cực, cũng vẫn còn tồn tại bất cập trong việc kiểm tra quản lý các dự án của Nhà nước bởi hầu hết những vụ việc đều đã xảy ra từ lâu, dư luận nhiều lần đặt câu hỏi và lên tiếng về tính minh bạch trong việc thực hiện nhưng các cơ quan chức năng vẫn ngó lơ để sai phạm tiếp diễn.
Vấn đề quan trọng nhất của chống tham nhũng là không để nó xảy ra, chứ không thể chờ đến khi hậu quả nghiêm trọng mới bắt đầu xử lý. Bên cạnh việc triệt để xử lý những "sâu mọt" đục khoét tiền bạc của nhân dân thì việc nghiêm túc kiểm điểm lại những đơn vị đã lơ là, tắc trách, tạo điều kiện cho những kẻ tham nhũng trục lợi cũng là việc chính quyền cần nhanh chóng thực hiện.

Các vụ đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2019 có thể kể đến:

1. Vụ án “Nhận hối lộ, đưa hối lộ, vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone.

Vụ án có hai bị cáo là cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ngoài ra, còn có ông Phạm Nhật Vũ phạm tội đưa hối lộ cùng các cựu lãnh đạo của doanh nghiệp MobiFone vì việc nâng khống giá trị của thương vụ mua AVG (do ông Vũ làm Chủ tịch HĐQT). Đến nay, hơn 7.000 tỉ đồng thiệt hại của Nhà nước trong vụ này đã được thu hồi, các cá nhân có liên quan cũng đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bạn đọc có thể tìm hiểu phân tích về tội danh này tại link sau của Luật Sao Việt:
https://www.saovietlaw.com/…/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-quan-…/

2. Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ 5.

Số vốn đầu tư ban đầu của Dự án khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Kết quả điều tra ban đầu xác định trong hồ sơ chỉ định thầu, chủ đầu tư không yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Tính đến tháng 4/2018, PVB đã chi cho dự án số tiền vay từ ngân hàng là 772 tỉ đồng, thiệt hại tính bằng lãi suất là hơn 600 tỉ đồng. Tháng 1/2019, cơ quan điều tra khởi tố thêm ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vì những sai phạm liên quan đến dự án.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về tội danh này tại link:
https://www.saovietlaw.com/…/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-xay-d…/

3. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Tháng 11/2018, trong số bị can bị khởi tố có ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Vụ án liên quan đến khu đất rộng hơn 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM, ông Tín đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty Cổ phần đầu tư Sabeco Pearl thuê đất 50 năm, trả tiền một lần, trái với quyết định của Bộ Tài chính.
Tìm hiểu thêm kiến thức về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại link:
https://www.saovietlaw.com/…/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-quan-…/

4. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM.


Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong thời gian đương chức, được phân công phụ trách lĩnh vực quy hoạch-kiến trúc, quản lý nhà…, ông Nguyễn Thành Tài hiểu rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là tài sản công; viêc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc Ban chỉ đạo 09 (Sở Tài chính), nhưng vì có mối quan hệ tình cảm với bà Lê Thị Thanh Thúy, nên ông Nguyễn Thành Tài đã ký nhanh, ký nhiều văn bản chỉ đạo, chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm được tham gia góp 30% vốn góp tại dự án theo đề xuất của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TP.HCM và Sở TN-MT. Năm 2011, ông Tài đã ký quyết định giao lô đất vàng này cho Công ty Lavenue mà không thông qua đấu giá, đấu thầu, trái quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tội danh này đã được Luật Sao Việt phân tích trên phương diện pháp lý tại link: https://www.saovietlaw.com/…/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-quan-…/

5. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.


Theo cáo trạng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư, tăng trưởng. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại nhà nước vay vốn. Trong khi Công ty cho thuê tài chính II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Pháp luật không cho phép công ty này vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cũng không cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam doanh nghiệp này vay vốn. Tuy nhiên, trong vụ án này, các bị cáo đã cho Công ty tài chính II vay 1.010 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội. Ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố Công ty tài chính II bị phá sản, khi đó DN này vẫn còn nợ quá hạn với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng số tiền hơn 1.697 tỉ đồng, bao gồm cả gốc và lãi mà không còn khả năng thanh toán.

6. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng (Vụ Vũ Nhôm)


Trong vụ án này, hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh (nhiệm kỳ 2006-2011) và Văn Hữu Chiến (2011-2015) cùng 18 bị cáo khác bị đưa ra xét xử vì bị cáo buộc phê duyệt chủ trương cho chỉ định mua các nhà, đất công có giá trị cao ở Đà Nẵng với giá rẻ; câu kết với đồng phạm để tạo điều kiện cho ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cựu thượng tá công an, doanh nhân bất động sản, đứng tên sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà không qua đấu giá. Nhờ vậy ông Vũ đã thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Hậu quả, số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công là trên 2.400 tỷ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỷ đồng. Tổng số tiền nhà nước bị thiệt hại là hơn 22.000 tỷ đồng.
Tội danh này đã được Luật Sao Việt phân tích trên phương diện pháp lý tại link: https://www.saovietlaw.com/…/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-quan-…/

Bên cạnh những đại án kinh tế - tham nhũng vừa qua, 2019 cũng là một năm mà nhiều vụ án gây rung động dư luận được phơi bày và đưa ra xét xử. Nhìn lại những vụ án này, thật đau buồn khi phải thừa nhận đạo đức xã hội của chúng ta đang xuống cấp trầm trọng. Những bản án thích đáng, sau cùng không chỉ mang ý nghĩa trừng phạt kẻ ác mà quan trọng hơn đó là bài học giáo dục về đạo đức, lối sống đối với nhiều tầng lớp trong xã hội.

1. Anh trai truy sát cả nhà em trai ở Đan Phượng, Hà Nội:

Ảnh Nguyễn Văn Đông khi bị bắt.
Ngày 1/9, Nguyễn Văn Đông (53 tuổi, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) cầm dao sang nhà em ruột truy sát, gây ra cái chết của 4 người. Nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn đất đai và “lời qua tiếng lại”. Sau khi gây án, hung thủ về nhà định tự tử bằng cách chọc vào ổ điện nhưng không thành công. Với 4/16 tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2014, ngày 12/12 trong phiên tòa xét xử,TAND TP Hà Nội đã tuyên án Tử hình với Nguyễn Văn Đông.
Đọc thêm phân tích của Luật Sao Việt về tội giết người tại link:
https://www.saovietlaw.com/…/toi-giet-nguoi-theo-quy-dinh-…/

2. Nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị hiếp dâm và sát hại:

Ảnh nạn nhân Cao Mỹ Duyên.
Ngày 7/2, công an Điện Biên phát hiện thi thể nữ sinh Cao Mỹ Duyên trong ngôi nhà hoang của chị Bùi Thị Thơm thuộc xã Thanh Nưa, Điện Biên. Trước đó, nữ sinh này đã “mất tích” khi đi giao gà vào đúng tối 30 Tết. Sau 2 tháng điều tra, Cơ quan công an bắt giữ 9 đối tượng ở huyện Điện Biên. Bên cạnh đó, quá trình điều tra cũng xác định mẹ của nạn nhân là bà Trần Thị Hiền nợ tiền các bị cáo khi mua ma túy. Nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc với mục đích ban đầu để đòi nợ, nhưng sau đó đã dẫn đến vụ án đau lòng.
Xem thêm bài phân tích của Luật Sao Việt về tội danh của hai bị cáo trong vụ án này tại link:
https://www.saovietlaw.com/…/vu-an-nu-sinh-giao-ga-toi-dan…/

3. Cựu Viện phó Viện kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng dâm ô bé gái:

Hình ảnh ông Linh sàm sỡ bé gái bị camera ghi lại.
Tối 1/4, camera an ninh chung cư Galaxy 9, quận 4 TP HCM ghi lại cảnh một người đàn ông có hành vi sàm sỡ, ôm hôn bé gái trong thang máy. Người đàn ông sau đó được xác định là ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, cựu Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng). Ông Linh không thừa nhận sàm sỡ, cho rằng mình chỉ “nựng” bé gái. Ngày 23/8, TAND TP HCM xử kín ông Nguyễn Hữu Linh, tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù về tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Đọc thêm phân tích của Luật sư Nguyễn Quang Anh - Công ty Luật Sao Việt về tội danh của Nguyễn Hữu Linh:
https://www.saovietlaw.com/…/nguyen-huu-linh-pham-toi-dam-…/

4. Bé trai học trường Gateway tử vong:

 

Ảnh: Cổng trường Gateway.
Ngày 6/8, dư luận cả nước xôn xao trước việc một bé trai 6 tuổi tử vong trên xe ô tô đưa đón của trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội). Theo cáo trạng: Sáng 6/8, bé Long đứng đợi ở chân chung cư trên phố Trung Hòa (Cầu Giấy) và được bà Quy đón lên xe của tài xế Phiến đưa đến trường Gateway trên phố Khúc Thừa Dụ cách đó chừng 3 km. Gần 8h khi đến trường, bà Quy và 12 học sinh đi xuống, Long bị sót lại ở xe trong ngày thứ hai đến lớp.
Tài xế Phiến đưa xe về bãi gửi cách trường hơn một cây số. 15h45, xe đến cổng trường để đón các bé về. Lúc này, Long được phát hiện nằm bất động trên sàn sau ghế lái, tử vong trước khi tới bệnh viện cấp cứu.
https://www.saovietlaw.com/…/khoi-to-ba-nguyen-bich-quy-to…/

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer