Vừa qua, nhằm siết chặt hơn công tác phòng chống dịch Covid 19 trong khu vực nội thành Hà Nội – nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo chính thức về việc cấp Giấy đi đường có mã nhận diện QR code với 6 nhóm đối tượng. Trong đó bao gồm nhóm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu. Vậy thế nào là dịch vụ công ích thiết yếu? Và trình tự cấp giấy đi đường với nhóm này như thế nào?Hãy cùng Luật Sao Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, dịch vụ công ích thiết yếu:

Theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020,  Khoản 4 Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP,sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 6Nghị định 140/2020/NĐ-CP , Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:

- Dịch vụ bưu chính công ích.

- Xuất bản (không gồm in và phát hành xuất bản phẩm).

- Hoạt động thuộc nông, lâm nghiệp.

- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.

- Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng và điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

- Bảo đảm an toàn hàng hải nhưng không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng.

- Các trường hợp khác căn cứ vào đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, quyết định.

Thứ hai, trình tự thủ tục cấp giấy đi đường cho người làm dịch vụ công ích thiết yếu:

Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.

Quy trình:

Bước 1: Cung cấp thông tin

Thủ trưởng các đơn vị cử 01 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.

Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp Giấy đi đường (theo biểu mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan gửi về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.

Bước 3: Duyệt Giấy đi đường

Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp Giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp Giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).

Bước 4: Cấp Giấy đi đường

Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi Giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.

Bài viết liên quan: 

Công an Hà Nội chính thức thông tin về quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường tại Vùng 1

Hiểu thế nào về vùng đỏ, vùng xanh trong phòng chống Covid-19

Cấp, đổi giấy đi đường: Hà Nội có đang tự làm khó mình?

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Vui lòng liên hệ tư vấn và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Sao Việt tại:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer