Anh Hiếu: Vào thời điểm mùa vụ, để đảm bảo sản lượng lúa nên nhiều gia đình thường có xu hướng sử dụng điện để giăng bẫy ở các cánh đồng lúa nhằm hạn chế chuột cắn phá lúa. Tuy nhiên, việc giăng bẫy điện lại có thể vô tình gây chết người. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp đó, người giăng bẫy điện có phạm tội giết người không? Và hình phạt như thế nào? Mong Luật sư tư vấn!

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo khoản 7 Điều 7 Luật điện lực năm 2004 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, theo đó, việc sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đều là hành vi bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, hệ thống tải điện là một trong những “nguồn nguy hiểm cao độ” được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, vì vậy việc quản lý, sử dụng điện phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Nếu việc sử dụng bẫy điện để diệt chuột gây ra thiệt hại làm chết người, thì người sử dụng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ của mình gây ra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 601 BLDS 2015, cụ thể:

“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Ngoài ra, đối với trường hợp sử dụng bẫy điện để ngăn chặn chuột cắn phá lúa nhưng vô tình gây chết người, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi cũng như ý thức, động cơ mà người giăng bẫy điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội vô ý làm chết người.

Theo mục 12, Phần I, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao “Giải đáp, hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ”, để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp 1: Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người. Theo quy định về tội Giết người tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015, mức hình phạt cụ thể như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: 

a) Giết 02 người trở lên; 

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; 

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; 

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ; 

o) Có tổ chức; 

p) Tái phạm nguy hiểm; luat su thua ke, luat su ly hon

q) Vì động cơ đê hèn. 

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.” 

Trường hợp 2: Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer