Quỳnh Nhi : Gần khu em đang sinh sống, có một chị  tên N , 21 tuổi , hiện đang theo học tại trường Cao đẳng nghề . Khi biết mình có thai, chị N rất sốc, đã nhiều lần tự tử nhưng mọi người  đều phát hiện ra và khuyên ngăn chị . Chị N có tâm sự với em rằng bố mẹ ở quê rất nghiêm khắc, sẽ không chấp nhận chuyện này. Đến chiều 20/9 chị N bị Cơ quan công an mời lên làm việc do có hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Vậy chị N có phạm tội gì không ạ và nếu có chị sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Hành vi vứt bỏ con đặc biệt là khi đứa trẻ vừa mới được sinh ra là hành động nhẫn tâm và thật đáng lên án. Nó không chỉ xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống của mỗi con người mà nó còn báo động cho sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vứt bỏ con mới đẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính:

Thứ nhất, hành vi vứt bỏ con mới đẻ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 124 BLHS 2015:

“ 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Thứ hai, hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính : Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 Nghị Định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;

b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;

c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này”

Như vậy, nếu hành vi vứt bỏ con mới đẻ của chị N dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì chị N có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 124 BLHS 2015 về tội giết hoặc vứt con mới đẻ. Trường hợp đứa trẻ vẫn còn sống, thì chị N sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng, kèm theo đó chị N buộc phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ.  

Trên đây là bài viết của Luật Sao Việt đối với vấn đề trên. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer