Tôi có một người bạn vừa bị công an bắt để điều tra làm rõ liên quan đến tiền giả. Theo tôi được biết thì anh bạn tôi mua tiền giả trên mạng và trong quá trình đi tiêu thụ số tiền thì bị công an bắt do một chủ cửa hàng phát hiện đã báo cho công an. Cho tôi hỏi trong trường hợp này anh bạn tôi chưa kịp tiêu số tiền đó thì có phạm tội hay không?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Vấn đề về tiền giả xuất hiện và được rao bán tràn lan trên thị trường đã và đang được rà soát và xử lý nghiêm minh bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Đối với những hành vi liên quan đến tiền giả như mua bán, sử dụng tiền giả, phụ thuộc vào số lượng tiền giả trong từng trường hợp mà mức xử lý sẽ khác nhau. Những quy định của pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ và nghiêm khắc về việc mua bán tiền giả. Cho dù cá nhân thực hiện hành vi ở bất cứ giai đoạn nào, đã hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, giao dịch mua bán thành công hay không... đều chịu trách nhiệm hình sự.

Người mua tiền giả chỉ tàng trữ mà không sử dụng, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện cũng vi phạm Bộ luật hình sự. Từ những nhận định đó đối chiếu với trường hợp của bạn đang thắc mắc, người bạn của bạn đã có hành vi mua tiền giả trên mạng về với mục đích sử dụng cho cá nhân và bị bắt trong khi đi tiêu thụ số tiền đó, nhưng số tiền là bao nhiêu thì vẫn chưa có thông tin cụ thể. Hành vi của anh bạn đấy là hành vi lưu hành tiền giả, lưu hành tiền giả là hành vi tìm nguồn tiêu thụ, mua bán, đưa tiền giả vào lưu thông trên thị trường.

Dùng tiền giả là một hoạt động quá quá trình lưu hành tiền giả, do đó, nếu bạn đã biết đó là tiền giả mà vẫn cố tình dùng nó để mua hàng hóa thì phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại điều 207 Bộ luật Hình sự 2015

Do không có thông tin về số lượng tiền giả trong vụ việc nên ở đây chúng tôi sẽ đưa ra các mức hình phạt theo quy định của pháp luật như sau:

Đây là một hành vi vi phạm hình sự nên người phạm tội ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự ra thì còn có thể chịu mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại Điều 207 BLHS 2015

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo những quy định của pháp luật và những nhận định từ thông tin mà bạn cung cấp thì người bạn của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lưu hành tiền giả của mình, nếu trong trường hợp này bạn của bạn tiêu số tiền đó mà không biết đó là tiền giả thì đó là trường hợp người thứ 3 ngay tình, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên ở đây người bạn của bạn đã chủ động mua tiền giả về để tiêu thụ nên không thể xét trường hợp người thứ 3 ngay tình được, tùy thuộc vào số lượng tiền giả bị bắt mà khung hình phạt được áp dụng sẽ khác nhau.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer