Thưa luật sư, hiện nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết được rằng việc kê khai tài sản, thu nhập của một số cán bộ chưa thực sự trung thực. Điều này được thể hiện qua việc tài sản khổng lồ lại không thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của những cán bộ đó mà lại mang tên vợ, con, bố mẹ, anh chị em… của cán bộ đó. Tôi được biết rằng, nhà nước ta buộc các cán bộ phải kê khai tài sản, thu nhập và có thể xác minh, thanh tra việc kê khai đó có trung thực hay không. Nhưng, nếu cán bộ chuyển tài sản cho người thân đứng tên thì theo luật liệu có thể buộc kê khai, xác minh, thanh tra với tài sản của người thân của cán bộ đó hay không?
 
 
Hình ảnh mang tính minh họa (Nguồn: ảnh internet)
 
Trả lời:
 
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.Luật Sao Việt xin có quan điểm tư vấn như sau:
Về nguyên tắc kê khai tài sản
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 78/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập  thì người có nghĩa vụ kê khai phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc tài sản tăng thêm.Tài sản, thu nhập phải kê khai là tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai - căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị Định 78/2013/NĐ-CP. Như vậy, ngoài tài sản của bản thân, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
Pháp luật cấm người có nghĩa vụ kê khai có hành vi kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực , không đầy đủ, không kịp thời, tẩu tán tài sản, che giấu thu nhập dưới mọi hình thức - 
căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 78/2013/NĐ-CP.
Có thể xác minh, thanh tra đối với tài sản của người thân
Về nguyên tắc, pháp luật luôn luôn bảo vệ và tôn trọng quyền sở hữu, sử dụng tài sản hợp pháp của cá nhân.Nhà nước sẽ không xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của một người chỉ vì người thân của họ có sai phạm.
Tuy nhiên, khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2013/TT-TTCP hướng dẫn thi hành quy định về minh bạch tài sản, thu nhập do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành (như có tố cáo về việc kê khai không trung thực, khi có căn cứ cho rằng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý…), thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (được quy định tại Điều 13 Thông tư này) sẽ ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập. Đơn vị chủ trì việc xác minh sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc xác minh tài sản, thu nhập theo Điều 18 Thông tư 08/2013/TT-TTCP -  trong đó có việc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập…

Trường hợp việc xác minh thuộc thẩm quyển của Cơ quan thanh tra thì hoạt động xác minh còn được thực hiện theo pháp luật về Thanh tra. Cụ thể, đơn vị chủ trì sẽ làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch thanh tra - căn cứ điểm b Khoản 4 Điều 9 thông tư 01/2014/TT-TTCP. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra và người có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền - căn cứ Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-TTC.
Như vậy, trong trường hợp có dấu hiệu cho thấy cán bộ không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập mà chuyển tài sản cho người thân đứng tên thì người thân đó vẫn có thể bị xác minh, thanh tra tài sản bình thường.
 
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896 

E-mail: saovietlaw@vnn.vn

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer