Lợi dụng tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng, nhiều cá nhân, cơ sở kinh doanh đã tìm mọi cách “hô biến” nguồn gốc xuất sứ hàng hóa trong đó có các loại thực phẩm chức năng để nhằm mục đích thu lợi. Thường gặp nhất là thủ đoạn nhập các mặt hàng từ Trung Quốc sau đó đem về Việt Nam dán nhãn mác của các thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng của Úc, Mỹ, Nhật…Hành vi nêu trên không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây ra hàng loạt những hệ lụy, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Vậy pháp luật quy định chế tài xử lý nào đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi nói trên?

Trả lời:

Về hành vi nhập hàng Trung Quốc dán mác các thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng được xác định là hành vi buôn bán hàng giả. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-KHCNMT, hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

“a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”

Do đó, mặc dù ban đầu các mặt hàng thực phẩm chức năng được nhập từ Trung Quốc đều là các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên sau đó người bán lại thay toàn bộ nhãn mác gốc và dán nhãn mác hàng hóa của các hãng thực phẩm chức năng nổi tiếng khác để bán cho người tiêu dùng, hành vi này tuy không gây hại đến sức khỏe người sử dụng nhưng vẫn được xem là hành vi buôn bán hàng giả - giả mạo về nhãn, bao bì hàng hóa - ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa, giả mạo nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, đóng gói…

Chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng:

Thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010. Vì vậy đối với hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng, tùy theo tính chất, mức độ, người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS về Tội buôn bán hàng giả là thực phẩm theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015.

Trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, chỉ cần chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả với lỗi cố ý nhằm vụ lợi thì đủ dấu hiệu bị xử lý hình sự về Tội buôn bán hàng giả là thực phẩm, mức phạt tù từ 2 -5 năm.

Trường hợp phạm tộị đi kèm với các yếu tố như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc phạm tội qua biên giới từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc giá trị hàng giả đạt đến mức nhất định, gây thiệt hại về tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của người khác…thì người phạm tội phải đối diện với mức phạt tù từ 05 năm – 20 năm hoặc tù chung thân, phạt tiền từ 20 triệu – 100 triệu, bị cấm làm một số công việc nhất định, tịch thu tài sản ( khoản 2, 3, 4, 5 Điều 193 Bộ luật Hình sự)

Đối với pháp nhân phạm tội, tùy theo mức độ, tính chất, mức phạt tiền có thể lên tới 18 tỷ đồng, thậm chí đứng trước nguy cơ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trách nhiệm hành chính: Trường hợp hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả chưa đến mức bị xử lý hình sự, thì tùy theo giá trị hàng hóa giả mạo, số tiền thu lợi bất hợp pháp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ  bị xử phạt hành chính cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2 triệu – 6 triệu đồng

Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng

Phạt tiền từ 6 triệu – 10 triệu đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

 

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng

Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm hoặc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

 

Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer