Xóa án tích là một trong những băn khoăn, mong muốn của bất kỳ ai phạm tội vì thông thường, khi một người phạm tội thì sẽ được xem là có án tích. Án tích sẽ được lưu lại trên lý lịch tư pháp của người đó. Chỉ sau khi người phạm tội chấp hành xong các hình phạt, quyết định khác của bản án mà Tòa án đã tuyên, thì sẽ được xem xét xóa án tích nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.

Hiện nay, việc xóa án tích gồm 2 hình thức :

Một là, Đương nhiên xóa án tích: Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, Một người sẽ đương nhiên được xóa án tích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không phạm các tội thuộc chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXVI (tội chống hòa bình, chống loài người)

+ Đã chấp hành xong các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án treo

+ Không phạm tội mới trong thời gian như sau, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt hoặc hết hiệu lực thi hành bản án:

01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Khi đó, người phạm tội sẽ được mặc định là chưa bị kết án mà không cần thực hiện thủ tục gì. Trách nhiệm kiểm tra các điều kiện để xóa án tích trong trường hợp này thuộc về cơ quan có thẩm quyền nhà nước, phối hợp với các đơn vị có liên quan. Để khẳng định tình trạng không có án tích của bản thân, người phạm tội có thể chuẩn bị hồ sơ xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 vì trên phiếu lý lịch tư pháp sẽ thể hiện các thông tin án tích của bản thân

Hai là, Xóa án tích theo quyết định của tòa án

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 71 Bộ luật hình sự, theo đó Người nào phạm tội thuộc chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXVI (tội chống hòa bình, chống loài người) thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau mới có thể được xóa án tích:

+ Đã chấp hành xong các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án treo

+ Không phạm tội mới trong thời gian như sau, kể từ khi chấp hành xong hình phạt:

01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

+ Có đơn xin xóa án tích gửi tòa án;

+ Được tòa án quyết định cho xóa án tích.

Khác với trường hợp đương nhiên được xóa án tích kể trên, với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, theo khoản 2 Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự người bị kết án phải nộp hồ sơ lên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án để được xóa án tích. Các giấy tờ trong hồ sơ gốm: Đơn đề nghị xóa án tích, Giấy chứng nhận không phạm tội mới của cơ quan công an cấp xã/phường/thị trấn nơi người bị kết án thường trú, Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt, Bản sao sổ hộ khẩu, Bản sao chứng minh nhân dân.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Như vậy, khi phạm các tội sau đây thì người bị kết án không đương nhiên được xóa án tích mà phải gửi giấy tờ, tài liệu lên Tòa án đã xét xử để được xóa án tích:

+ Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer