Thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã liên tiếp xảy ra nhiều trọng án như vụ án nữ sinh ở tỉnh Điện Biên đi giao gà chiều 30 Tết bị sát hại, vụ án thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm trong đêm… Nhiều độc giả rất bất bình và căm phẫn trước tội ác của những nghi phạm trong vụ án và mong muốn pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc nhất, không ít độc giả mong muốn tử hình những tên sát nhân không còn tính người này nữa. Tuy bản án chưa có hiệu lực pháp luật nên chưa có cơ sở để khẳng định rằng những nghi phạm này có tội hay không có tội và nếu có tội thì hình phạt có đến mức phải tử hình hay không? Luật Sao Việt xin được đưa ra những thông tin có liên quan đến hình phạt tử hình mà Việt Nam đang áp dụng đối với các phạm nhân để quý độc giả hiểu thêm về hình phạt này.

Trước tiên, về khái niệm tử hình là gì? Ở đây tử hình là một từ hán được hiểu là hình phạt của nhà nước nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội được tiến hành theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Do đây là hình phạt nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người phạm tội nên hình phạt có những điểm rất nhân đạo như không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng…

Quy trình thi hành bản án tử hình diễn ra như thế nào? Sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành bản án được diễn ra như sau:

Bước 1: Tòa án xét xử sơ thẩm phải xác định đủ điều kiện thi hành án tử hình hay chưa? Kiểm tra bản án không bị kháng cáo, kháng nghị, xem xét thủ tục giám đốc thẩm, người phạm tội vu khống bị truy cứu về tội khác…

Bước 2: Chánh án tòa xét xử Sơ thẩm phải ban hành quyết định thi hành án tử hình đối với  người phạm tội. Đồng thời, phải có trách nhiệm gửi quyết định thi hành án tử hình này tới Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án cùng cấp và Sở tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thi hành án tử hình trong thời hạn không quá 7 ngày kể từ ngày quyết định thi hành án tử hình, thành phần gồm: Chánh án, Phó chánh án làm chủ tịch các thành viên gồm thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 4: Sau khi hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra đã đủ điều kiện để thi hành án tử hình hay chưa. Trình tự thi hành như sau:

+ Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;

+ Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;

+ Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ;

+ Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng; Quy trình tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:

Clip về quy trình thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

+ Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;

+ Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án; Áp dụng đối với trường hợp người nhà tử tù không đến nhận tử thi.

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer