Tôi và vợ đã ly hôn được hơn 1 năm, thời điểm ra tòa xử ly hôn vợ tôi có yêu cầu việc tôi phải trả tiền trợ cấp cho con hàng tháng với mức trợ cấp là 3 triệu đồng/ tháng và tôi đồng ý trả số tiền đó. Đến thời điểm hiện tại do công việc thay đổi và dịch bệnh kéo dài nên nguồn thu nhập từ việc kinh doanh của tôi cũng đã không còn, khả năng chi trả phí trợ cấp với mức ban đầu tôi không còn đáp ứng được nữa. Giờ tôi có thể làm thủ tục xin thay đổi mức trợ cấp cho con tôi được không?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Nguồn ảnh: Internet

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha (mẹ) không trực tiếp nuôi con được quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: " Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con." Với mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 luật này:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định trên thì việc thay đổi mức trợ cấp nuôi con hàng tháng của anh là hoàn toàn có thể khi có đủ các căn cứ sau:

  • Mặt kinh tế;
  • Các vấn đề khác liên quan như sụt giảm về mặt thu nhập;
  • Là lao động chính trong gia đình cần nuôi dưỡng các thành viên khác;
  • Các khoản nợ nần hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật,…

Mức cấp dưỡng được đề ra dựa trên thu nhập thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thực tế của người được hưởng nhưng không được vượt quá mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cho số tiền này được phục vụ cho những chi phí hợp lý. Nếu anh muốn thay đổi mức trợ cấp nuôi dưỡng cháu nhỏ thì cần phải chứng minh được những khó khăn về mặt tài chính, thu nhập của mình.

Sau khi anh đã có những minh chứng cụ thể cho những khó khăn đó thì anh có thể thỏa thuận lại với vợ của mình, trường hợp 2 người không thể thỏa thuận với nhau thì anh có thể làm thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết.

Anh cần chuẩn bị hồ sơ và nộp nộp tại Tòa án nhân dân nơi đã giải quyết ly hôn cho bạn trước đây hoặc tòa án nơi vợ bạn thường trú. Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng gồm:

- Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;

- Bản sao bản án hoặc quyết định của tòa án giải quyết việc ly hôn;

- Bản sao hộ khẩu hoặc CMND của bạn;

- Các giấy tờ chứng minh về điều kiện cấp dưỡng của bạn thay đổi: như giấy tờ chứng minh thu nhập hiện tại, sổ vay nợ ngân hàng,..

Khi thỏa thuận xong và được sự đồng ý thay đổi hoặc tòa án giải quyết cho anh được thay đổi mức cấp dưỡng thì khi đó anh mới được thay đổi còn trường hợp chưa được sự đồng ý của người vợ hoặc chưa được tòa án giải quyết, quyết định thì anh không thể tự ý thay đổi ( https://www.saovietlaw.com/tu-van-luat-hon-nhan-gia-dinh-1/chong-cu-khong-cap-duong-cho-con-phai-lam-the-nao-/).

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer